BÙ KHÚ TIÊN SINH – chương 8-9-10

08Nhà có bốn người. Người thứ nhất là Bù Khú Tiên Sinh, ba người kia đều là dân lưu lạc, không chốn quay về. Bù Khú nói: ai muốn đi thì đi, ai không biết về đâu thì cứ ở lại. Thế là cả ba cùng ở lại.

Nhung và Tùng được giao nhiệm vụ chăm sóc vườn rau. Đào đi chợ nấu ăn. Công việc hàng ngày của Bù Khú cũng nhẹ nhàng: ông thiết kế các trang quảng cáo cho tạp chí “Người Mẫu” và quen với một cửa hàng mỹ phẩm, họ đã mướn ông dịch những tờ hướng dẫn sử dụng từ tiếng Anh, tiếng Pháp ra tiếng Việt. Ông dịch trực tiếp trên máy vi tính và lưu lại theo những thư mục được xếp loại chi tiết. Đó là nguồn tài chánh để duy trì cái gia đình mới được thành lập bên bờ sông. Những thành viên trong gia đình đều ít nói. Hình như họ sợ ông. Ông rất tiết kiệm lời, thậm chí nhiều khi thay vì nói thì ông lại ra dấu. Tiếp tục đọc

QUẢ TÁO – truyện ngắn Đào Hiếu

QUA TAOCách suy nghĩ và những xử sự của các nhân vật trong truyện này đã có thời được xem như chuẩn mực đạo đức của cả một thế hệ.        

Ông thủ trưởng rất bực mình vì có nhiều người hiểu lầm về chuyện ăn sáng của mình. Ban đầu chỉ là chuyện ở nhà ông, thế rồi tiếng đồn lan tới một số nơi khác và chuyện được thổi phồng lên, vẽ vời quá đáng.

Ông không ăn sáng ở nhà, vì ở cơ quan đã có người lo cho ông.

Thế mà các đồng chí ở cùng nhà với ông như đồng chí bảo vệ, đồng chí chị nuôi, đồng chí bí thư chi bộ, đồng chí lái xe, đồng chí làm vườn… thì cứ nghĩ rằng ông nhịn bữa sáng. Nhất là ông cụ bí thư chi bộ. Từ hồi kháng chiến đến giờ, ông cụ lúc nào cũng ở bên cạnh ông thủ trưởng. Ông là người đồng chí, mà cũng là người phục vụ lâu đời nhất của thủ trưởng.

Trong nhà có bốn đảng viên – kể cả thủ trưởng – nên lập thành một chi bộ  và ông cụ được bầu làm bí thư của cái chi bộ ấy. Ông tỏ ra rất ái ngại về chuyện thủ trưởng nhịn ăn bữa sáng đến nỗi gặp ai, ông cũng đem chuyện ấy ra nói.

Một hôm ông đến trường cô giáo Hòa để xin phép cho đứa cháu ngoại nghỉ bệnh. Cô Hòa thấy ông già cả mà phải đạp xe lọc cọc nên hỏi tại sao không gọi điện thoại cho tiện thì ông cụ bí thư chi bộ nói: Tiếp tục đọc

BÙ KHÚ TIÊN SINH – chương 5-6-7

05Họ giống như hai vợ chồng nhưng cũng giống như hai con khỉ. Khỉ già nằm trên chiếc võng gai lim dim mắt, khỉ trẻ ngồi kế bên vạch lông bắt chí. Nhưng Bù Khú không có chí, quần áo tuy cũ nhưng cũng không có rận, tiên sinh chỉ lốm đốm tóc bạc. Ngài lim dim, lắng nghe những ngón tay lướt trên da đầu mình tìm nhổ những sợi tóc sâu. Ngài đang tan chảy như một hạt muối thả xuống dòng sông. Ngài cảm nhận sự hòa nhập chậm rãi, dịu dàng và âu yếm. Ngài bồng bềnh như đám mây mỏng, như sương khói, lãng đãng quấn quít quanh những ngón tay mềm mại, những ngón tay vuốt ve từng sợi tóc, đùa nghịch với chúng bằng sự đằm thắm của người mẹ. Bù Khú bay la đà xuống thung lũng, chạm lên những ngọn cỏ ướt và tan trong những giọt sương. Có một lúc bàn tay của Ngọc lướt nhẹ trên má. Rồi chợt ngài thấy có đôi môi chạm vào môi mình. Hơi thở ấm nóng của Ngọc thổi tắt ý thức mơ hồ của tiên sinh đang chực phiêu hốt vào cõi bất định, chạm đến biên giới của vô thức. Và ngài cảm nhận mình đang ôm một tấm thân mảnh mai ấm áp. Ngài hỏi: Em là ai vậy? Là kẻ trôi dạt. Em đến từ cõi nào? Từ vô định, vượt qua những gò đống tàn héo khô cháy của nhân gian. Đến được cái thế giới tĩnh lặng, vô thanh và đầy ảo giác này. Người đàn bà trẻ cũng mất dần ý thức, áp má trên cái bụng phẳng lặng của tiên sinh và trôi đi trên dòng sông chảy ngược về trời. Tiếp tục đọc

BÊN THẮNG CUỘC tập Hai – Chương 17

HUY DUC 02Tam quyền không phân lập 

Các thời kỳ xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản. Thực chất của “tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh”. Tranh cãi và tranh chấp chính trị trong quá trình hình thành Hiếp pháp 1992 và những thay đổi của hệ thống chính trị trong thập niên 1990 (Nửa thế kỷ, bốn hiến pháp/ Quốc hội có vai trò hơn/ Thủ tướng và “người đứng đầu”/ Chia tỉnh/ “Công nông hoá” tư pháp/ “Bỏ Điều 4 là tự sát”)

-Ngày 29-11-1991, khi phát biểu trước Hội nghị Trung ương 2 bàn về sửa đổi hiến pháp, Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia, nhưng có phân công rành mạch”329. Đây là một thời điểm hiếm hoi mà Đảng Cộng sản Việt Nam rơi vào tình thế hoàn toàn độc lập vì chưa biết lấy ai làm chỗ dựa330. Nhưng cho dù đơn độc, ý thức hệ chứ không phải là tương lai dân tộc đã được lựa chọn. Hiến pháp 1992, vì thế, đã không tiếp cận được những mô hình nhà nước tiến bộ để trở thành nền tảng cho Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền. Tiếp tục đọc

BÙ KHÚ TIÊN SINH – truyện dài Đào Hiếu

04Vũ trường! Nơi đó Ngọc đã đến, đã thấy và đã…thất bại. Đó là sự khác nhau giữa Ngọc và Julius Césare. Bây giờ đến lượt gã việt kiều tên Bảo.

Ở Mỹ về Việt Nam nhiều lần, đi vũ trường, nhà hàng, du lịch nhiều nơi, muốn kiếm một cô gái đẹp đẹp, lấy làm vợ nhưng không gặp ai là hồng nhan tri kỷ. Trong điện thoại di động của hắn có gần hai chục số của các em. Mỗi ngày nhận được tám chục cú điện thoại và tin nhắn nhưng nội dung giống nhau: “Anh cho em mượn năm triệu. Anh ơi hồi sáng em bị giựt điện thoại rồi. Trưa nay em phải đưa ba em vô bệnh viện. Má em nợ người ta mười lăm triệu, anh có thể cho em mượn đỡ vài ngày…” Hắn hoảng hồn, đổi SIM khác.

Lần này Bảo ra bưu điện gởi tiền về quê thì có cô gái đứng bên, hỏi mượn cây viết. Hai mắt vừa chạm nhau đã giựt mình. Tiếp tục đọc

VƯƠNG THÀNH – Bồ Tùng Linh

VUONG THANHVương Thành, con nhà thế tộc lâu đời ở Bình Nguyên, tính lười biếng, sinh nhai ngày càng sa sút, chỉ còn mấy gian nhà nát, vợ chồng đêm nằm đắp mảnh vải bố, nhiếc móc nhau đũ điều. Bấy giờ là tiết đại thử, khí trời nung nấu. Trong làng có cái vườn cũ của họ Chu, tường vách đã đổ nát, chỉ còn một cái đình, người làng vẫn đến đấy ngủ nhờ, Vương cũng thế. Một hôm trời sáng , mọi người đi cả rồi, mặt trời đã lên cao ba con sào, Vương mới dậy, quanh quẩn muốn về, chợt thấy trong đám cỏ có chiếc thoa vàng, nhặt lên xem thấy có khắc mấy chữ nhỏ ‘Phủ Nghi Tân chế tạo’ . 

Ông nội của Vương là Nghi Tân trong phủ Hành. Những vật cũ trong nhà phần nhiều đều có dấu hiệu ấy, nên chàng nhân cầm chiếc thoa có dáng chần chừ. 

Bỗng có một bà cụ đến tìm thoa. Vương tuy nghèo nhưng tính vốn liêm khiết, liền đưa trả lại. 

Bà cụ mừng lắm, hết sức khen ngợi tấm lòng cao thượng, bà nói rằng:

– Chiếc thoa có đáng giá trị là bao, nhưng là chút kỷ vật của ông nhà tôi ngày xưa để lại. Tiếp tục đọc

NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG Graham Greene

ENGLANDChương 29

Tôi đưa tiền để Phượng rủ bà chị đi xem chiếu bóng, như vậy để cô khỏi dự vào cuộc nói chuyện giữa chúng tôi. Tôi ăn cơm tối với Dominge và trở về phòng đợi Vigo, hắn đến đúng mười giờ.

Hắn xin lỗi vì sẽ không uống gì vì mệt quá, chỉ cần một ly rượu là ngủ liền. Hôm nay, hắn quá bận.

– Lắm vụ giết người và đột tử lắm à?

– Không. Ăn cắp vặt và tự sát. Những con người đó mê đánh bạc, và khi đã nướng hết cả thì tự vẫn. Có lẽ tôi không bao giờ vào làm cảnh sát, nếu tôi biết trước phải mất nhiều thì giờ như thế trong các nhà xác. Tôi không ưa mùi amoniac. À, có lẽ anh cho tôi uống bia đi. Tiếp tục đọc

BÙ KHÚ TIÊN SINH – truyện dài

03Trong phòng bày biện các dụng cụ tra tấn từ thời thực dân Pháp để lại: xiềng sắt dùng xích tay tù nhân, roi da bò, roi vặn thừng, dùi cui cao su dùng để đánh vào người, vào mặt, vào đầu tù nhân. Loại roi vặn thừng có gắn đinh ở phía cuối, mỗi lần đánh vào người tù nhân, khi nhấc roi lên da thịt người tù dính theo từng mảng, máu chảy ướt sàn nhà, một máy tra điện quay tay, một thùng đựng nước xà phòng để đổ vào miệng vào mũi tù nhân cho ngộp thở. Trong phòng có ba người: tư Cum, ngoài bốn mươi, tóc húi cua, mặt đen, tướng ngũ đoản, tay cầm một ngọn roi vặn thừng có gắn đinh, một viên cảnh sát áo trắng ốm nhách, đeo súng ru-lô và Bù Khú.

Thời gian: một giờ sáng.

Tư Cum cầm ngọn roi vặn thừng lên, đến trước mặt Bù Khú.

-Suy nghĩ kỹ chưa? Có chịu dẫn tụi tao tới đó không?

Bù Khú im lặng. Tư Cum xoay nửa vòng, vung roi quất vào cái bao cát bằng vải bố treo phía bên trái. Những cái đinh ở đầu roi cắm ngập vô bao cát. Và khi hắn thu roi về thì cát chảy thành từng dòng xuống sàn. Tiếp tục đọc

BÙ KHÚ TIÊN SINH – truyện dài Đào Hiếu

02Người đẹp bước vào cái thế giới tím nhạt của đèn và những tiếng thét của giai điệu. Tiết tấu lập đi lập lại như điên. Những tiếng basse bùng bùng của thứ rap động kinh truyền dẫn cơn tâm thần quái gỡ, chạy vòng quanh đám con rối. Ngọc bước vào thế giới ấy, như hòn sỏi được thả xuống mặt ao và chìm lỉm, lẫn lộn giữa đám vảy cá lấp lánh của bầy thủy quái.

Cô cầm ly rượu đi một vòng đám người ngọ ngoạy như đang lướt giữa những đợt sóng động cỡn ngầu bọt.

Cô chọn một góc tối và hút thuốc lá.

Một người đàn ông ăn mặc lịch sự đến chào và mời cô ra sàn nhảy. Ngọc nói:

-Cám ơn anh, em không biết nhảy.

-Vậy em đến đây chắc có chuyện gì buồn? Tiếp tục đọc

BÙ KHÚ TIÊN SINH – truyện dài Đào Hiếu

Bù Khú không chờ Godot (*)

Chờ Godot, chờ God, Chúa Trời. Chờ để làm gì? Để nhận một sự cứu rỗi? Một ơn sủng hay một đóm sáng hy vọng?

Những nhân vật của Samuel Beckett đang chờ Godot, nhưng Bù Khú thì không.

Bù Khú sống như thể gã là nhà tiểu thuyết của cuộc đời mình, là kẻ sáng tạo ra bản thân mình. Ở phố, ở rừng, ở tù, ở chùa, ở với vũ nữ, gái điếm, tiếp viên hàng không… đâu cũng thế, vẫn cứ là gã. Sống thực, sống đầy, sống như triều dâng, sống hoang dã và sống tận tình, sống lặng lẽ và sống bất bình.

Gã có thể bù khú hay im lặng, cười hay khóc, phóng đãng hay thánh thiện. Sao cũng được. Nhưng không bao giờ sống giả.

Gã đem cuộc đời mình ra mà bù khú, mà chơi, mà sáng tạo và hủy diệt. Đó là dốc hết tinh anh của mình ra mà sống, không cần ai tán thưởng.

Như một dòng sông háo hức dục tình, băng vào một đại dương bao la, gã phóng mình đi, không chờ ai theo bước. Không chờ Godot.

NHẬT CHIÊU

 

Tiếp tục đọc