Albert Camus KẺ XA LẠ phần Một – chương 02+03

CAMUS

II

Khi thức dậy, tôi hiểu vì sao ông chủ của tôi có vẻ không bằng lòng khi tôi xin nghỉ làm hai ngày: vì hôm nay là thứ bảy. Lúc đó tôi không để ý, nhưng hôm nay khi ngủ dậy thì tôi nghĩ ra điều đó. Đương nhiên ông chủ tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ được nghỉ bốn ngày, và điều đó làm ông không vui. Nhưng, một mặt, việc người ta chôn cất mẹ tôi vào hôm qua thay vì hôm nay không phải lỗi của tôi, và mặt khác, dù thế nào thì tôi vẫn được nghỉ thứ bảy và chủ nhật. Tuy thế, điều đó cũng không cản trở tôi trong việc thông cảm với ông chủ.

Tôi cố gắng mãi mới dậy được vì mệt bởi chuyến đi hôm qua. Trong lúc cạo râu, tôi tự hỏi mình sẽ làm gì bây giờ và quyết định đi tắm. Tôi lên tàu điện đến khu vực tắm ở cảng. Tôi xuống tắm ở vũng. Tại đó có rất nhiều người trẻ. Khi bơi, tôi đụng Marie Cardona, cô gái từng đánh máy chữ ở văn phòng tôi mà tôi khao khát một thời gian. Cô ấy cũng thế, tôi nghĩ vậy. Nhưng ít lâu sau cô ấy chuyển đi, và chúng tôi không có lúc nào gặp được nhau. Tôi giúp cô ấy leo lên cái phao, và tay tôi chạm vào ngực cô. Khi đó, tôi vẫn ở dưới nước, còn cô ấy thì đã tì cái bụng thon thả lên phao. Cô ấy quay lại nhìn tôi. Một lọn tóc lọt vào mắt, và cô ấy cười. Tôi cũng trèo lên phao, sát bên cô ấy. Tôi thấy dễ chịu, và làm như đang đùa, tôi ngả đầu vào bụng cô ấy. Cô ấy không nói gì, và tôi cứ để yên như vậy. Tôi thu cả bầu trời chỗ vàng chỗ xanh vào tầm mắt. Phía dưới gáy, tôi cảm thấy bụng cô ấy đang khẽ phập phồng. Chúng tôi cứ tựa trên phao như thế một hồi lâu, đến mức hơi thiu thiu ngủ. Khi nắng đã gay gắt, cô ấy lặn xuống và tôi lặn theo. Tôi túm được cô ấy, quàng tay quanh eo lưng, và chúng tôi bơi bên nhau. Cô ấy cười suốt. Đến bờ kè, chúng tôi trèo lên nằm phơi mình, và cô ấy nói: “Em cháy nắng nhiều hơn anh.” Tôi hỏi cô ấy có thích đi xem phim vào tối nay không. Cô ấy vừa cười vừa nói cô ấy rất thích xem phim có Fernandel. Khi mặc quần áo, cô ấy có vẻ sửng sốt khi thấy tôi mang cà vạt đen, và cô ấy hỏi tôi đang để tang à. Tôi nói là mẹ tôi mới mất. Vì cô ấy muốn biết từ khi nào, tôi nói: “Từ hôm qua.” Cô ấy hơi chựng lại, nhưng không nói gì. Tôi rất muốn nói với cô ấy rằng đó không phải lỗi của tôi, nhưng tôi kịp dừng lại vì nhớ ra đã nói thế với ông chủ. Cái đó chẳng có nghĩa gì. Kiểu gì thì mỗi người đều ít nhiều có lỗi. Tiếp tục đọc

Albert Camus KẺ XA LẠ phần Một – chương 01

ETRANGERNguyễn Trần Sâm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp L’ETRANGER – Nobel 1957

PHẦN MỘT – chương Một

Hôm nay mẹ chết. Mà cũng có thể là hôm qua, tôi không chắc. Tôi nhận được bức điện từ trại: “Mẹ anh từ trần. Chôn cất ngày mai. Chia buồn sâu sắc.” Cái đó chẳng nói lên điều gì. Có lẽ là hôm qua.

Trại dưỡng lão ở Marengo, cách Alger tám mươi cây số. Tôi sẽ đi xe buýt chuyến hai giờ và về đến nơi trong buổi chiều. Như vậy, tôi có thể qua đêm ở đó và trở lại đây vào tối mai. Tôi xin ông chủ cho nghỉ hai ngày, và ông ấy không thể từ chối trong tình huống đáng tiếc như vậy. Nhưng ông ta có vẻ không bằng lòng. Tôi thậm chí đã nói: “Đó không phải lỗi của tôi.” Ông ta không nói gì. Khi đó tôi nghĩ tôi không cần nói với ông ta điều đó. Nói chung là không cần thanh minh. Chính ông ta phải chia buồn với tôi mới đúng. Những chắc là ông ta sẽ làm thế vào ngày kia, khi thấy tôi để tang. Ngay bây giờ thì hơi có vẻ như mẹ chưa chết. Sau lễ an táng, ngược lại, đó sẽ là một sự kiện nghiêm trọng, và mọi việc sẽ mang tính chính thức.

Tôi lên xe lúc hai giờ. Trời quá nóng. Trước đó, tôi ăn trưa ở nhà hàng, chỗ Céleste, như mọi khi. Mọi người đều buồn cho tôi, và Céleste bảo: “Mỗi người chỉ có một mẹ.” Khi tôi đi, họ tiễn tôi ra cửa. Tôi hơi luống cuống vì nghĩ ra phải tới chỗ Emmanuel để mượn cái cà vạt màu đen và dải băng. Anh ta đã mất ông bác cách đây mấy tháng. Tiếp tục đọc

ĐÓNG GÔNG ÔNG THẦY QUÍT Sơn Nam

SON NAMỞ đâu động dao, động thớt là có ông thầy Quít tới. rượu uống ngà ngà, ông vỗ ngực, xăn tay áo mà nói trong buổi tiệc:

– Bà con ở đây không ai biết phát cỏ cho ra hồn, tôi chắc như vậy.

Có người bực tức, hỏi:

– Ra hồn nghĩa là sao? Anh em tụi tôi đây cứ phát đều đều mỗi ngày một công. Sao Mai mọc, đâm mây ngang là ra ruộng. Mặt trời lên hai sào, tụi tôi vô nhà xong việc nằm nghỉ.

Thầy Quít nhướng mắt:

– Tôi phát ba công trong khoảng thời gian đó. Phát lẹ bằng ba lần. Ðó là buổi tôi làm biếng. Nếu siêng thì mỗi ngày tôi phát sáu công liên tiếp, không cần ăn cơm trưa. Tiếp tục đọc

ĐÊM TRUNG THU – truyện ngắn

DEM TRUNG THU 01Trên đường đến cơ quan Vũ may mắn xin được một thanh tre còn tươi. Anh cất nó trong góc phòng và ngồi lại bàn giấy. Bốn giờ, chị Hiền đến với một gói bánh trên tay:

-Năm chục ngàn một hộp. Cho ký sổ.

Thế là Vũ thả bộ qua văn phòng. Người nhân viên rất rành lý lịch từng người một, nói ngay:

-Anh lấy nguyên phong bốn cái đi. Ba đứa con ba cái, còn một cái hai vợ chồng ăn chung.

Vũ cầm phong bánh, ký sổ một cách lưu loát và tươi cười đi ra. Lúc về nhà, lũ con thấy bánh mừng quá.

-Ba mua bao nhiêu đó, ba?

Lúc ấy con số năm chục ngàn độc ác kia mới hiện ra trong đầu, buộc anh phải nói dối. Tiếp tục đọc

NGƯỜI TÌNH CŨ – truyện ngắn

NGUOI TINH CU 04

Hoàng ngồi bào cái mặt bàn với vẻ chăm chú đặc biệt. Tôi đốt thuốc xong, đưa cho anh và ngồi một bên. Anh nói:

-Lúc còn đi học tôi thích nghề nặn tượng nhưng bây giờ tôi thấy gỗ còn hay hơn đất sét và thạch cao nữa.

-Vậy anh có thử tạc tượng bằng gỗ không?

Hoàng nhả khói mù mịt.

-Lúc rảnh rang tôi cũng có đẽo mấy con vật quen quen như con trâu, con ngựa, con gấu và vài món đồ trang sức như cái trâm, cái kẹp tóc thôi. Ngoài ra, tập trung tối đa cho chiếc bàn học này.

Đó là những chiếc bàn dành cho mẫu giáo. Mặt bàn hơi xuôi, phía trên có chỗ để viết, lọ mực, ở dưới có ngăn để cặp sách, có chỗ gác chân. Hoàng nói:

-Cứ mỗi lần lắp cái thanh gỗ gác chân là tôi lại nhớ thằng con. Năm ngoái nó đi mẫu giáo nhưng trường chưa có được cái bàn như thế này đâu. Trẻ con tới, ngồi sắp hàng trên những cái ghế dựa, cô giáo dạy hát một hồi rồi về. Tiếp tục đọc

Màu sắc của Thời Trang

MAU SAC CUA THOI TRANG

Mùa Ðông năm 1997 khi lang thang qua các đường phố tại những thủ đô nổi tiếng châu Âu như Bruxelles, Paris, Berlin… tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy gần như mọi người đều mặc đồ đen. Thỉnh thoảng người ta cũng có mặc màu sáng nhưng thường là những màu đơn giản như trắng, xám nhạt… ít ai ăn mặc lòe loẹt.

Trái lại, nếu bạn đến một bản làng người dân tộc ở những miền thượng du phía Bắc hoặc Tây Nguyên, bạn sẽ bắt gặp những trang phục đầy màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, tím, vàng… với những hoa văn rằn ri vui mắt. Tiếp tục đọc

VUA MÈO – tiếp theo và hết

Tranh H.S Đỗ Duy Tuấn

Tranh H.S Đỗ Duy Tuấn

12.

Kim Ngọc đi lo công việc từ buổi trưa nên Lọ Lem phải coi hàng một mình, khách khứa đông đảo, buổi trưa bị quấy rầy liên tục nên đến chiều thì quá mệt. Lúc dọn hàng cô mới khám phá ra mất nguyên một lúc năm cái quần Hara. Lọ Lem ngồi ngẫm nghĩ mãi không biết chúng đi đàng nào. Cô gọi điện cho Kim Ngọc:

-Hồi sáng em có bán năm cái quần Hara không?

-Không. Sao chị hay để mất đồ thế?

-Có lơ đãng đâu. Chị ngồi suốt ở quầy hàng đây mà.

-Thế thì gọi điện lên bà Hồng Nhung xem.

Lọ Lem quay số điện bà Hồng Nhung. Quả nhiên khi sáng đi lấy hàng, lúc về cô bỏ sót một bao năm cái quần Hara. Lọ Lem gọi điện báo lại cho Kim Ngọc. Kim Ngọc bảo: Tiếp tục đọc

BÊN THẮNG CUỘC tập Hai – chương 21

21Định hướng xã hội chủ nghĩa

Ý thức hệ được sử dụng như một quyền lực chính trị đã cản trở những cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Tiến trình tư nhân hóa khu vực kinh tế quốc doanh gặp khó khăn và định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục ảnh hưởng đến tương lai dân tộc (Quốc doanh chủ đạo/ Thị trường và lập trường/ Phan Văn Khải/ “Sân chơi” không bình đẳng)      

Cho dù vẫn là quốc gia một đảng, kể từ khi chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, vềbản chất, Việt Nam không còn là quốc gia cộng sản. Thế nhưng, định hướng xã hộichủ nghĩa vẫn như một “nơi trú ẩn” của đảng cầm quyền và ý thức hệ vẫn ảnhhưởng sâu sắc đến tiến trình ban hành chính sách. Thật khó để khẳng định, chủnghĩa xã hội có thực sự là niềm tin của một số nhà lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ nhưng nó đã trở thànhquyền lực chính trị, ngăn chặn thành công những chính sách phát triển đất nước theo hướng kinh tếthị trường. Quan điểm lấy quốc doanh làm chủ đạo được thiết lập trong thập niên 1990 đã để lại dichứng lâu dài cho đất nước. Tiếp tục đọc

VUA MÈO – chương 10+11

VUA MEO 14

Tối nay nhà hàng Hải Âu vẫn thưa khách. Trên sàn nhảy chỉ có bốn năm cặp đang dìu nhau. Kim Ngọc vừa nhảy với Hùng vừa nheo mắt với Lọ Lem lúc ấy đang ngồi một mình nơi chiếc bàn nhỏ.

Có hai cặp từ ngoài bước vào, họ ngồi kế Lọ Lem. Anh chàng trẻ tuổi nhìn cô khoảng mười lăm lần trong vòng không đầy năm phút tức là lúc cái điệu Blue chết tiệt nọ mới bắt đầu cho tới khi nhạc disco nổi lên. Trong mười lăm cái nhìn ấy chỉ có một cái là chạm phải đôi mắt của Lọ Lem. Nó làm chàng trai trẻ co rúm người lại rồi đứng bật dậy lôi cô bồ nhí của mình nhảy như điên, như muốn khỏa lấp, muốn chạy trốn cái nhìn ma lực. Cô gái trẻ không để ý đến điều đó, cứ nhún nhảy co giật, cười và nheo mắt với bạn bè, mái tóc bù xù của cô phản chiếu nhiều thứ ánh đèn trông lại rất dễ thương. Từ disco chuyển sang Bossanova cô gái trẻ bước rất đẹp, tinh tế và sáng tạo. Chính Lọ Lem là người không thích nhảy lắm nhưng vẫn nhìn cô gái đăm đăm. Cậu thanh niên nọ nhảy cũng giỏi, tay phải của anh ta đưa đào đi khá điêu luyện và những cái nhún vai thì rất tuyệt. Ðó là một beau couple. Tiếp tục đọc

Mặc áo cho hoa

MAC AO CHO HOA

Người nữ là sinh vật đẹp nhất trong tất cả mọi sinh vật trên mặt đất này. Người nữ đẹp hơn cả hoa vì nhan sắc của họ làm rung động lòng người sâu thẳm và lâu bền hơn những bông hoa gấp nhiều lần. Hoa đẹp làm ta sững sờ, ngây ngất, nhưng người đẹp làm ta nhói tim, đứng tim và đôi khi vỡ tim. Hoa đẹp quyến rũ ta nhưng người đẹp thì mê hoặc, bỏ bùa, xỏ mũi dẫn ta đi vòng vòng. Hoa chỉ làm ta dừng chân quyến luyến nhưng người đẹp thì có thể khiến chim sa cá lặn, khuynh quốc khuynh thành. Tiếp tục đọc