BÊN THẮNG CUỘC tập một – Chương 08

08Thống nhất

Những lo lắng từ hai phía đặc biệt là của ông Lê Duẩn dẫn đến quyết định thống nhất hai miền cả về chính trị và kinh tế, áp dụng mô hình miền Bắc vào miền Nam một cách vội vã, mặc dù, nhiều người lúc đó, kể cả ông Lê Duẩn, nhận thấy nền kinh tế tư nhân miền Nam hiệu quả hơn những gì áp dụng trên miền Bắc (Nước Việt Nam là một/ “Bắc hóa”/ Chủ nghĩa xã hội/ “Con đường của Bác”/ “Mỗi người làm việc bằng hai”/ Lê Duẩn và mối tình miền Nam/ Chấp chính và chuyên chính).

Con gái ông Lê Duẩn, bà Lê Thị Muội, viết: “Gần trưa [30-4] tôi hay tin là ta đã chiếm Dinh Độc Lập… Tôi hấp tấp ra khỏi Viện Di truyền, phóng xe máy về nhà và lao thẳng vào phòng ba tôi. Ở đấy, một mình ba tôi đang ngồi lặng lẽ… Người ngước mắt cười với tôi, rồi nước mắt bỗng trào ra… Đột nhiên, tôi thấy thời gian như ngưng lại và ánh sáng trong căn phòng cũng không còn là thứ ánh sáng thông thường của trời đất nữa”382. Nếu như ngày 19-1-1974, Quần đảo Hoàng Sa không bị Trung Quốc chiếm đi, thì Việt Nam dưới thời ông Lê Duẩn đã bao gồm những gì mà Hoàng đế Gia Long mở mang và thâu tóm được. Thống nhất giang sơn đã khó nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người. Nếu “thời gian ngưng lại” ở thời điểm 30-4-1975, lịch sử chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về vai trò Lê Duẩn. Tiếp tục đọc