VUA MÈO – truyện dài Đào Hiếu

vua-meo41.

CÔ LỌ LEM Ở XÓM CHÀI

Không biết trong lý lịch nàng tên gì, nhưng mọi người gọi nàng là Lọ Lem vì thấy nàng ăn mặc xoàng xĩnh và không mấy khi nghĩ đến chuyện trang điểm.

Tuy vậy, nàng là một thiếu nữ có nhan sắc. Các chàng trai thường rình mò theo dõi chỗ ở nhưng nàng lánh mặt họ một cách tài tình. Có kẻ đã theo tới sát bờ biển, bỗng thấy nàng mất hút trong một xóm chài. Có người từng ngồi đợi trên bờ biển từ năm giờ sáng đến tám chín giờ, không thấy bóng dáng, tưởng hôm đó nàng bệnh, bèn về cơ quan thì đã thấy nàng ngồi ở đó rồi. Liền hỏi.

-Cô đến đây bằng lối nào vậy?

-Lối thường lệ.

-Nhà cô ở xóm chài phải không?

-Ở dưới biển.

Lọ Lem tiếp tục đánh máy chữ. Cái máy chữ lớn chạy bằng điện, mười ngón tay lướt nhẹ, tạo ra tiếng kêu lách tách.

Chàng nọ bỏ đi và nói với bạn bè:

-Ðó là cô tiên trên trời bị đày xuống trần gian.

Bạn bè gồm bốn năm người ngồi ở quán cà phê dưới gốc những cây nhãn um tùm. Một thanh niên cao lớn ngồi lặng thinh trên chiếc ghế mây nghe chuyện một cách phớt tỉnh. Anh ta hút thuốc lá và nhìn ra phía biển. Buổi sáng trời âm u, mặt biển xám xịt, trầm lặng. Anh ta nói:

-Tao có thể nói với tụi bay rằng Lọ Lem là một người cá chính cống. Chính mắt tao đã nhìn thấy cô đùa giỡn với một con cá heo ngoài khơi.

Mọi người nhìn chàng trai với vẻ hoài nghi.

-Mày nhìn thấy lúc nào?

-Lúc chín giờ đêm.

-Mày làm gì ngoài khơi lúc chín giờ đêm?

-Ði câu. Một mình một xuồng nhỏ. Lúc ấy trăng bắt đầu lên và biển lặng. Không có chút gió. Bỗng tao nghe tiếng cười khúc khích của một cô gái. Tao nổi da gà, tắt phụt ngọn đèn dầu và ngồi thụp xuống quan sát chung quanh. Tự nhiên mặt biển nổi sóng, dưới ánh trăng lung linh, tao nhìn thấy cái bụng trắng ngời của con cá heo. Nó phóng lên cao, lấp lóa ánh trăng rồi nhào xuống nước mất dạng. Lúc ấy tiếng cười của cô gái lại nổi lên. Rõ ràng là giọng cười của Lọ Lem. Rồi tao thấy thân hình mềm mại của cô gái hiện ra, lướt đi trên những gợn sóng. Tiếp tục đọc

VƯỢT BIỂN – truyện dài Đào Hiếu

vuot-bien31.

NGƯỜI TÙ TRỞ VỀ

Chủ nhà hé mở cánh cổng sắt. Khách là một người đàn ông cao lớn, trầm lặng, khắc khổ.

-Tôi đi học tập cải tạo mới về và đây là nhà của tôi. Ông có thể cho tôi vào được không?

Khách bước vô, đứng trong sân.

-Hình như ở đây có nhiều người ở?

-Năm hộ. Có phải ông là ông Trường Thịnh không?

-Phải.

-Chắc ông đã biết chuyện không hay xảy ra cho bà nhà và mấy cháu?

-Tôi đã biết. Nhưng tôi không còn chỗ nào khác để trở về nên tôi phải đến đây.

-Tôi hiểu ông. Nhưng biết nói sao với ông bây giờ. Chúng tôi cũng chỉ là những viên chức nghèo được nhà nước cho đến đây ở. Hai chục con người của bốn gia đình. Biết giải quyết thế nào? Sao ông không đến gặp phường xem họ giải quyết ra sao?

Khách cầm lấy cái mũ mềm, sửa lại quai dép râu, phủi con kiến vàng đang chạy trên bàn chân. Trong lúc chờ đợi chủ nhà mở cổng, ông quay lại, ngước nhìn lên lầu một lần nữa, muốn hình dung lại khuôn mặt mấy đứa con vẫn thường hay đùa giỡn nơi cái ban công rộng, nhưng ông chạm phải cả chục cái mặt người xa lạ với rất nhiều cặp mắt đang chòng chọc nhìn ngắm ông đầy vẻ nghi ngờ. Tiếp tục đọc

KẺ TỬ ĐẠO CUỐI CÙNG – truyện dài Đào Hiếu

TU DAO 12LỜI NÓI ĐẦU

Đây là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu, gần như không tưởng, không thể tồn tại trong cõi đời này.

Thế nhưng có một câu chuyện tương tự như thế đã từng xảy ra trong xã hội loài người ngót một trăm năm nay, có thể kể từ năm 1917, khi Lênin tiến hành cái gọi là “Cách mạng Tháng mười Nga”, lập nên nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết.

Cuộc cách mạng ấy cũng đã bắt đầu bằng một chủ nghĩa hoàn toàn hư cấu, không tưởng và không thể thực hiện được.

Tuy vậy nó đã thắng lợi, đã giành được chính quyền, và trong suốt gần một thế kỷ, nó đã chia đôi nhân loại thành hai thế giới mà nó là kẻ thống trị cái phần thế giới man rợ nhất, quái đản nhất và cũng khốc liệt nhất, cho đến ngày 26/12/1991 khi Liên Xô tan rã.

Giờ đây, không còn ai tin vào cái “cuộc cách mạng” hoang đường ấy, kể cả Việt Nam, nhưng tàn dư của nó vẫn còn thống trị một góc tối của hành tinh chúng ta như một thứ chất thải độc hại chưa thể tẩy sạch hết.

Câu chuyện giả tưởng này cũng thế.

Nó bắt đầu bằng một truyền thuyết hoang đường về một đạo cô xinh đẹp, nhiều phép lạ, nhưng đã có những trí thức, những nghệ sỹ, những chàng trai ưu tú… tôn thờ, ca ngợi và sẵn sàng chết vì nhân vật huyền thoại ấy.

 Và cũng có những cuộc trả thù man rợ nhất của bọn cuồng tín để giành quyền độc tôn.

Đó là cuộc quyết đấu điên rồ, cuộc tương tàn ngu xuẩn, mà cho đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn.

ĐÀO HIẾU Tiếp tục đọc

HOA DẠI LANG THANG – truyện dài Đào Hiếu

hoa-dai2TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN

Cuối năm 1976, có lần tôi cùng một số văn nghệ sĩ trẻ khác, được ông Võ Văn Kiệt, bí thư thành uỷ TP Hồ Chí Minh, mời lên một chiếc du thuyền nhỏ đi ra huyện Duyên Hải (Cần Giờ).

Chính tại cái vùng đồng chua nước mặn này, tôi đã gặp một anh bí thư xã cũng trẻ như tôi hồi đó.

Tuy chỉ trò chuyện với anh chừng một tiếng đồng hồ, nhưng tôi thật sự kinh ngạc khi nhận ra rằng mình đã gặp một existentialiste, một anh chàng hiện sinh chính hiệu, trơ trụi như bụi cây đơn độc giữa bưng biền.

Từ giây phút ấy, tôi biết rằng anh bí thư xã này sẽ là  nhân vật chính trong một tác phẩm mà sau này nhà xuất bản Văn Học đã ấn hành với nhan đề HOA DẠI LANG THANG.

Năm 2008 tác phẩm này được chọn in trong “Tuyển Tập Đào Hiếu – Tập 2” do Kim Thư Production ấn hành tại Hoa Kỳ.

ĐÀO HIẾU Tiếp tục đọc

VÒNG TAY NGƯỜI KHÁC – truyện dài

VONG TAY1.

Cuộc triển lãm kéo dài đến ngày thứ năm thì có một người khách say rượu đến, đòi gặp họa sĩ. Nhưng hôm đó Duy không có mặt ở phòng tranh, thế là người khách gây sự với nhân viên quản lý, ông ta cho rằng họa sĩ Duy sợ nên lánh mặt. Ông làm náo loạn cả phòng tranh và cuối cùng chạy đến gỡ bức HOA HUỆ định mang đi. Các nhân viên quản lý ngăn ông lại. Một cuộc xô xát nhỏ xảy ra và người ta phải gọi điện cho công an, lúc ấy người khách say rượu mới bỏ đi.

Chiều hôm ấy Duy đến phòng tranh của mình đem bức HOA HUỆ về nhà cất rồi đến bệnh viện. Nhưng khi lên lầu, anh đột ngột dừng lại vì thấy người khách say rượu hồi sáng đang ngồi trên chiếc ghế dài.

Duy xuống thang lầu, ra ngồi nơi căn-tin của bệnh viện, gọi một ly cà phê đen.

Chỗ anh ngồi khuất sau một cây kiểng, từ đó anh có thể quan sát lối đi dẫn đến cầu thang. Anh hút thuốc lá và chờ.

Hơn mười một giờ, người khách say rượu bước xuống thang lầu, vẻ mặt đăm chiêu, mệt mỏi. Duy chờ cho người ấy ra cổng bệnh viện rồi mới trả tiền cà phê và lên lầu.

Tiếp tục đọc

NGƯỜI TÌNH CŨ – truyện dài

TINH CU1.

Tôi không gõ cửa, vì khi xoay cái nắm đấm tôi biết bên trong không gài chốt. Ðối với căn phòng này, như thế có nghĩa là vào được. Trần rất ít tiếp khách. Ngoại trừ người phục vụ đem các bữa ăn, gần như không ai được vào căn phòng này. Cánh cửa đóng. Nó sơn xanh đã ngã màu, ngăn cách anh và cái thế giới bên ngoài với những tiếng giày dép, tiếng máy chữ lóc cóc…

Trần năm trên chiếc giường nệm nhỏ. Anh mặc một bộ pyjama kẻ sọc xanh bằng loại vải rẻ tiền. Có tôi hay không có tôi, anh vẫn nằm như vậy. Tôi quen với dáng dấp anh cũng như anh quen với dáng dấp tôi, với những cử chỉ của tôi.

Tôi quan sát anh trong im lặng và anh cứ nằm im cho tôi quan sát.

-Ðừng uống thủy ngân nữa. Tôi nói.

Trần cười. Anh cười vì tôi nói câu ấy đã mấy lần rồi. Nhưng anh vẫn uống. Thủy ngân, thạch tín. Toàn thuốc độc. Những phân tử thủy ngân len vào tế bào, buộc tế bào phản ứng lại, tích tụ nước. Da thịt anh căng lên, mặt sưng phù. Nụ cười của anh cũng sưng phù.

Tiếp tục đọc

NỮ QUÁI – truyện hình sự

NU QUAI1.

Chương trình  tivi chiều chủ nhật chiếu lại một trận bóng đá buồn tẻ. Duy nhìn sững vào màn ảnh nhỏ, cố quên đi khuôn mặt đẫm máu của cô gái trên đường phố. Mặt úp xuống đất, tóc sổ tung, đôi xăng-đan quai trắng văng ra  và hai bàn chân tái mét phơi trần giữa nắng chói chang. Mẹ kiếp, tai nạn giao thông có khi cũng như một nước cờ đi lầm, một đường chuyền không chính xác trong bóng đá. Nếu cô gái chọn một vị trí khác để băng qua đường có lẽ chiếc Honda 67 xoáy nòng quỷ quái kia đã không phóng vào người cô rồi đâm vào gốc cây. Chiếc xe gãy gập, tên đua xe bị bắn tung lên như quả banh da và rớt xuống đất, xì hơi, xẹp lép. Một thằng nhóc trạc mười sáu mười bảy tuổi. Một cơn điên tốc độ. Một sự rửng mỡ ngu xuẩn.

Và hai mạng người.

Trung úy Duy tắt tivi. Các đồng đội anh đang đánh cờ tướng trên băng ghế đá nên chẳng ai để ý. Duy bỏ vô phòng.

Anh ngủ được một giấc ngắn và tỉnh dậy trong bóng tối của một căn phòng đầy muỗi. Tắm xong, Duy vừa định đi ăn cơm chiều thì chuông điện thoại reo. Lại thêm một tai nạn giao thông khác. Khi Duy đến nơi thì chiếc xe du lịch đang bốc cháy. Người bu đông nghẹt hiện trường. Cô dâu bị xé rách áo cưới và đánh bầm mặt. Chú trể thì chảy máu mũi, phải dùng khăn tay bịt vết thương. Những cánh hồng đỏ chói tung tóe trên mặt đường, bị đám đông dày nát. Cô dâu ôm mặt khóc. Mọi người nháo nhác tìm cách đưa các nạn nhân đi bệnh viện. Giao thông bị tắt nghẽn. Chỉ khi xe cứu hỏa đến thì đám đông mới dãn ra. Người ta thắc mắc:

Tiếp tục đọc

VÙNG BIỂN MẤT TÍCH – truyện vừa

VUNG BIEN MAT TICH1. Dấu chân con ngựa thần

Trong mấy ngày gần đây cứ mỗi lần thức dậy là Sơn nghe tiếng con chim non kêu chiêm chiếp trước nhà. Hình như nó vừa bay vừa kêu. Tiếng kêu nhỏ, thơ ngây, theo gió đưa tới rồi to dần lên khi ngang qua trước cửa. Ðó là lúc Sơn còn ngái ngủ. Sơn nghe mơ hồ có tiếng cái lá dầu to, nặng nề rơi xuống mái nhà.

Tiếng chim đã bay qua nhưng vẫn còn vang mãi trong trí nhớ của cậu bé. Nó gợi dậy nỗi bơ vơ, lạnh lẽo cô đơn của kiếp vô gia đình.

Tại sao con chim ấy cứ bay đi đâu một mình vào lúc sáng sớm như thế?

Ðến ngày thứ tư Sơn quyết định trở dậy từ khi nghe gió đưa tiếng chim tới. Em đi ra cửa, ghé mắt nhìn qua khe. Tiếng chim tới gần nhưng đồng thời trên con đường mòn nhỏ trước nhà cũng hiện dần một cái bóng đen mảnh khảnh. Bóng đen ấy mang tiếng chim đến.

Thì ra không phải tiếng chim mà là tiếng một bộ phận nào đó trong chiếc xe đạp trành của người nọ cọ xát khi ông đạp xe.

Sơn quay vào giường nhưng chợt thấy ánh lửa sáng rực trong bếp, em tỉnh ngủ hẳn và lại gần má.

-Khoai chín chưa má?

Má Sơn mở nắp nồi, lấy chiếc đũa tre cắm thử vô một củ khoai, thấy còn cứng, bà đậy nắp vung lại.

-Chưa chín. Sao bữa nay con dậy sớm vậy?

-Con nghe tiếng chim, nhưng dậy coi thì là một người cưỡi xe đạp, đạp cút kít đi đâu về hướng Bến Nôm. Ba bốn bữa nay rồi đó.

-Mấy người đi làm rẫy.

-Không phải. Ông này như ở đâu mới lại.

Bà mẹ không để ý đến câu nói của con nữa, quay sang sửa soạn ấm nước trà, diêm quẹt là những thứ mà bà phải mang theo xuống đò.

Tiếp tục đọc

MỘT CHUYẾN ĐI XA – truyện vừa

MOT CHUYEN DI XA1.

Mẫn lên cái dốc xi–măng cũ, đi lại phía quốc lộ Một. Mới năm giờ sáng, trời còn tối mờ. Bóng những người đứng đợi chuyến xe vôNamin lên nền trời như những vệt đen nghiêng qua nghiêng lại. Tiếng dế kêu vang hai bên bờ cỏ.

Mẫn đi về phía những người đang đứng bên đống hành lý của họ. Những căn nhà lụp xụp ở tận dưới thấp xen lẫn những lô cốt.

Người thiếu nữ gánh hàng bước qua các rãnh nhỏ đặt ống cống, thận trọng, chậm chạp, hai cái thúng lớn đong đưa.

Mẫn đi qua đống gỗ mục và những cột nhà cháy đen nhẻm. Cái rạp hát dựng trơ trụi giữa khu đất rộng. Tranh vẽ quảng cáo lủng lỗ, lem luốc, hiện lờ mờ ba bốn cái mặt người. Sân khấu tối om, thụt vô trong, khuất sau các tấm tôn chắn làm tường.

Bên này đường số Một là đường ray xe lửa, bên kia là đất mới cày xám ngoét chạy về phía chân núi. Mẫn ớn lạnh khi cơn gió thổi từ dưới sông lên. Mặt nước xao xuyến bởi những vang động mơ hồ như ảo tưởng.

Chiếc xe lắc lư rẽ vào khoảng đất trống bên cạnh khu chợ lợp ngói. Mấy chiếc cột xi măng lờ mờ phía trước trông như có ai đứng lẩn trong tối. Trời còn xám đục như màu bạc bị nám khói, hiu hắt trên khu phố nghèo nàn.

Tiếp tục đọc

THUNG LŨNG ẢO VỌNG – truyện vừa

THUNG LUNG AO VONG 021.

Xe đi qua một vùng gò đống hoang dã. Phú để ga nhỏ, xe đi êm rơ. Hồng ngồi phía sau một mình còn Phạm Sơn thì ngồi đàng trước, tay lăm lăm khẩu các-bin M2. Vài ba con cu cườm đi kiếm ăn trên lối mòn, ngẩng lên nhìn chiếc xe Jip, ngơ ngác.

-Dừng lại!

Phạm Sơn bảo nhỏ Phú và từ từ nâng súng lên. Ông ngắm thật kỹ nhưng khi vừa định bóp cò thì đôi chim bay mất. Xe lại bò tới, dừng lại nhiều lần, mấy lần nổ súng nhưng không có lần nào phải xuống xe để nhặt chim.

Cuối cùng xe vào rừng. Đường rừng chỉ là một lối mòn chạy giữa những gốc cây. Phạm Sơn dường như đã mất hứng. Ông cất khẩu các-bin vào trong xe và đốt thuốc lá. Cả ba người trên xe đều im lặng. Hồng tựa vào hai cái xách tay cho đỡ mỏi và lim dim mắt. Tiếng máy xe nghe rất rõ. Không khí mát, dễ chịu.

Quanh chỗ Hồng ngồi là ba cái lưới cá được gói sơ sài, mấy chai lọ đựng hột giống, meo nấm, và một cái thùng giấy lớn không biết đựng những gì bên trong. Mấy lần chiếc thùng ngã xuống người Hồng khiến cô phải vừa lim dim mắt vừa dùng tay chặn nó lại. Tuy vậy một lúc tay cô buông thõng và lần này thì chiếc thùng giấy lộn nhào và bật nắp, lòi ra mấy hộp băng vệ sinh của phụ nữ. Hồng ngạc nhiên cầm lên xem rồi cất lại trong thùng giấy. Cô tỉnh ngủ và ngồi ngay dậy, đặt thùng giấy vào một chỗ chắc chắn hơn trong khi Phạm Sơn lặng lẽ hút thuốc, nhìn cảnh vật chung quanh. Phú nói:

-Sắp tới một cái dốc.

-Gần tới nơi chưa?

-Xuống dốc là tới. Liên đội đóng ngay dưới dốc.

Xe ngừng lại. Phú bước ra khỏi xe và nhìn xuống dốc. Anh ngoắc Hồng xuống. Đó là một cái dốc cong vòng, hai bên tre rừng mọc kín mít.

-Dốc ghê quá, Hồng nói, có dài không?

-Bảy cây số. Hôm trước có xe bộ đội qua cua. Đi luôn xuống hố. Xe mắc trên rừng tre, treo toòng teng ở đó, nhờ thế mà không ai chết.

Xe bò xuống dốc. Con dốc quanh co hiểm trở và đầy bất ngờ. Con dốc đi hoài không tới đáy. Tại sao phải chọn một nơi đóng quân hiểm trở như thế, Hồng tự hỏi và cố bám vào thành xe cho khỏi bị dằn xóc, va chạm.

Tiếp tục đọc