NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG Graham Greene – Chương 8-9-10

ENGLANDChương 8

Tôi đã tính phải xa Sài Gòn 8 ngày, nhưng chỉ trở về được sau ba tuần hay gần như vậy. Trước hết, tôi đã gặp nhiều khó khăn để ra khỏi khu Phát Diệm hơn là khi vào đó. Đường bị cắt giữa Hà Nội – Nam Định và người ta chẳng thể dành một chiếc máy bay chở khách cho một phóng viên đúng ra không nên ở đó. Rồi khi tôi về đến Hà Nội, một máy bay vừa chở phóng viên ra ghi nhận cuộc chiến thắng mới, chuyến trở về đã chật ních không sao dành được một chỗ cho tôi. Pyle thì rời Phát Diệm ngay sáng hôm y tới, hắn đã hoàn thành nhiệm vụ của hắn là gặp tôi để nói câu chuyện về Phượng. Không có gì lưu luyến hắn lại nữa. Tôi để yên cho hắn ngủ lúc năm giờ rưỡi sáng. Súng cối ngừng nổ, tôi ra nhà ăn, dùng xong chén cà phê và mấy chiếc bánh quy về thì hắn không còn ở nhà nữa. Tôi tưởng hắn dạo một vòng…, khi người ta đã đẩy được một chiếc mảng từ Nam Định về đây thì người ta chẳng bận tâm gì đến vài tay súng lẻ. Hắn là người không hình dung nổi nỗi đau khổ hắn gây cho người khác. Trong một trường hợp nữa – nhưng phải đến nhiều tháng sau – khi tôi hết cả bình tĩnh và bắt hắn phải nhìn thẳng vào những nỗi đau khổ, thì tôi thấy hắn quay đi, băn khoăn nhìn vào đôi giày bẩn của mình và nói: “Có lẽ tôi phải cho đánh giày trước khi vào gặp ngài bộ trưởng”. Lúc đó tôi hiểu hắn đã dùng cách nói học được trong sách của York Hardin. Tuy nhiên, hắn lại thực thà theo kiểu của hắn: Nếu đau khổ chỉ đổ lên đầu kẻ khác thì đó chỉ là do một sự trùng hợp nào đó thôi… cho tới cái đêm chót, dưới chân cầu Đa Kao.

Tiếp tục đọc