Vẫn thèm một sự đơn độc

đơn đôc

Cúi mặt xuống bàn phím
Anh không thấy đôi mắt em
Chỉ một chút tóc, chút vai, chút con gái
Một chút hoang đường.
*
Cùng lúc chat với một tỉ chàng đẹp trai
Không hề mệt mỏi
Ban phát bảng chữ cái a,b,c,d.
Những mẫu tự tung tóe trên mạng
Như mớ vàng mã lấp lóa
Chàng đẹp trai đưa hai tay lên cao và gào.
Những mẫu tự rơi xuống trang giấy
*
Đã từ lâu lắm anh không được khùng
Cố gắng vô vọng
Tìm kiếm một buổi sáng nổi loạn
Một buổi trưa ngồi khóc dưới gầm cầu
Một buổi tối say đơn độc ngoại ô.
*
Dù đứng giữa người thân
Dù đứng giữa bạn bè
Dù ngồi cạnh người yêu
Vẫn thèm một sự đơn độc.

ĐÀO HIẾU

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ

01Trong những lúc sum họp với các con cháu trong nhà, hoặc những khi gặp gỡ bạn bè cũ và mới, tôi thường hay kể chuyện ngày xưa. Chuyện ngày xưa của tôi thường là những mẩu chuyện đời thường vui hoặc buồn, sâu sắc hoặc thú vị, có cái phong vị khác lạ mà trong cuộc sống ngày nay không hay có. Những người nghe câu chuyện đó của tôi thường bảo tôi là nên ghi lại, nên viết hồi ký.

Để không phụ những lời thúc dục đó, tôi làm việc viết hồi ký bằng cách kể lại các mẩu chuyện đó. Những mẩu chuyện thường không có hệ thống, không theo biên niên sử, không có và không theo các sự kiện lịch sử, không có gì bổ sung cho lịch sử.

Dẫu rằng tôi cũng có trải qua cuộc sống trong các sự kiện lịch sử. Nhưng hoặc là lúc đó tôi còn nhỏ tuổi quá, hoặc tôi cũng không có vai trò gì quan trọng trong các sự kiện đó. Vả lại về những sự kiện lịch sử, thì đã có nhiều người viết, có nhiều sách đã được in. Tôi chỉ kể chuyện những kỷ niệm, vì thế tên sách của tôi là Chuyện ngày xưa. Những kỷ niệm này có hai giai đoạn (làm thành hai tập). Tập thứ nhất là từ trước 1945 đến 1975. Tập thứ hai là chung quanh công cuộc đổi mới, những niềm vui và niềm vui chưa trọn. Khi tôi kể chuyện, tôi cố gắng thực hiện lời khuyên của đồng chí Trường Chinh, một người anh lớn của tôi: Cần phải khách quan và không được tự đề cao mình.

Tôi mong rằng kỷ niệm đời tôi cũng giúp mọi người mua vui được một vài tiếng đồng hồ cho ai đọc nó. Xin thân ái, chào mừng người mở sách.

1955 – 1996

TRẦN ĐỘ

Tôi sinh ra trong một gia đình công chức. Hồi năm sáu tuổi, tôi nghe người làng gọi bố tôi là quan phán.

Thời ấy các công chức đều là quan, quan Thông phán tức thư ký các toà, quan tham tá thuộc bậc cao hơn. Bố tôi là quan phán vì ông làm thư ký ở tòa Thông sứ tại Hà Nội.

Bố tôi xuất thân từ một gia đình nho giáo ở quê Thái Bình. Khác với Bác tôi đã nối nghiệp nhà trở thành là một nhà nho. Bố tôi lớn lên giữa buổi chữ Hán không còn được trọng dụng, ông đã chuyển sang học quốc ngữ để mưu cầu việc kiếm sống.

Nghe bạn bố bảo phải biết cả tiếng Pháp mới hòng có cơ may, ông đã tìm học tiếng Pháp đến mức viết và nói được. Rồi ông nhờ cậy chạy được một chân thư ký ở toà Thống sứ Bắc kỳ. Từ đó mỗi lần về quê, dân làng cứ trọng vọng gọi ông là quan Phán.

Với bà con tỉnh lẻ thì cứ là dân Hà Nội, hoặc là người từ Hà Nội về đã là điều đáng nể lắm rồi huống hồ là quan phán tòa Thống sứ, biết tiếng Tây là điều rất oai đến mức cả làng cũng tự hào lây. Tôi là con cái trong nhà, thâm tâm cũng lấy làm oai lắm, lại vừa nể sợ bố. Tôi không dám săn đón quấn quít bố như con nhà khác. Phần các cụ cũng rất xem trọng phép nhà, thương yêu con cái bao nhiêu để trong lòng, còn trong tiếp xúc hàng ngày thì giữ vẻ nghiêm nghị theo phép tắc. Cho đến ngày nay tâm khảm tôi vẫn còn lưu lại đậm nét về bố tôi thời ông ngoài ba mươi với dung nhan phương phi, dáng vẻ bệ vệ. Gia cảnh bố mẹ tôi chẳng lấy gì làm sung túc. Đến nỗi số tiền bố tôi vay ngày lên Hà Nội tìm việc làm cũng không trả nổi. Đến ngày ông qua đời, mẹ tôi phải thế nợ bằng một đám đất hương hỏa của nhà. Tiếp tục đọc