ĐÀO HIẾU – Đường đi của sự thật

Nhiều người vẫn tin rằng trong vũ trụ chỉ có mỗi trái đất là có sự sống và có nền văn minh như hiện nay.

Suy nghĩ đó cũng đơn giản như kiểu “trái đất quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình ellipse” với tốc độ 107.000 km/giờ, trong khi thực tế nó đang quay theo một “ma trận” rối bòng bong, với nhiều loại vận tốc khác nhau, và vô số lộ trình phức tạp, phụ thuộc vào hệ mặt trời, thiên hà… Còn của vũ trụ, lúc thì giãn nở, lúc thì co cụm lại không biết đâu mà lường.

Vậy thì những gì đang có mặt, đang xảy ra, đang diễn biến trên hành tinh này cũng “nhảy tưng tưng” như một quả bóng trên sân cỏ… thực hư thế nào, đúng hay sai, tốt hay xấu… làm sao chúng ta biết được.

So với vũ trụ, quả đất chúng ta nhỏ bé đến nỗi nếu nó biến mất thì cũng chẳng ai hay biết. Cũng giống như một chiếc lá trong rừng Amazone ngút ngàn dày đặc, nó rụng lúc nào chẳng ma nào để ý. Cũng giống như một hạt bụi trên vai áo, nó bị thổi bay mất lúc nào chúng ta đâu có hay.

Ấy vậy mà loài người đang sinh sống trên cái “hạt bụi” đó lại cư xử với nhau như một lũ điên: chiến tranh, cướp đất, cướp biển, xâm phạm biên giới, bắn giết nhau bằng đủ thứ vũ khí từ thô sơ cho tới bom nguyên tử.

Tất cả những thứ khốn kiếp ấy đều được sự láu cá của con người nhân danh các “giá trị thiêng liêng” như Tổ Quốc, Lòng Yêu Nước, “Tự Do”, “Dân Chủ”, “Độc Lập” “Công Bằng Xã Hội”, “Nhân Quyền”… rồi nào là Tôn Giáo, Triết học, Văn Học Nghệ Thuất… để chia bè kết đảng, coi nhau như kẻ thù.

Ít ai ngờ rằng “những giá trị thiêng liêng” ấy cũng chỉ là một mớ bòng bong rối mù như đường đi của trái đất mà chúng tôi vừa nói ở phần trên.

Hãy thử nhặt ra vài thứ trong cái “mớ thiêng liêng” ấy, đem soi trên kính hiển vi xem nó là cái gì?

Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Cây kiếm gỗ của nhà văn

Những gì chúng ta biết, chúng ta nhìn thấy, chúng ta căm ghét….

Những gì chúng ta nghĩ, chúng ta lên án, chúng ta viết…

So với đời thực, chỉ là những phác thảo mờ nhạt, những hình bóng vật vờ, những bộ mặt cũ kỹ, rêu mốc, bạc thếch …

Đời thực dã man, bạo ngược và đểu cáng hơn cả trăm lần.

Vì thế những gì chúng ta nói, chúng ta viết, chúng ta thể hiện bằng văn học và nghệ thuật… cũng chỉ như sự chống cự, la hét tuyệt vọng của một đứa trẻ bị bọn buôn người bắt cóc.

Nhiều người cầm bút không biết điều đó. Và họ rất tự hào vì mình đã chạm được vào cái “lai quần” của kẻ ác.

Tiếp tục đọc