Pháp

KẺ XA LẠ – Albert Camus

ETRANGERNguyễn Trần Sâm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp L’ETRANGER – Nobel 1957

PHẦN MỘT – chương Một

Hôm nay mẹ chết. Mà cũng có thể là hôm qua, tôi không chắc. Tôi nhận được bức điện từ trại: “Mẹ anh từ trần. Chôn cất ngày mai. Chia buồn sâu sắc.” Cái đó chẳng nói lên điều gì. Có lẽ là hôm qua.

Trại dưỡng lão ở Marengo, cách Alger tám mươi cây số. Tôi sẽ đi xe buýt chuyến hai giờ và về đến nơi trong buổi chiều. Như vậy, tôi có thể qua đêm ở đó và trở lại đây vào tối mai. Tôi xin ông chủ cho nghỉ hai ngày, và ông ấy không thể từ chối trong tình huống đáng tiếc như vậy. Nhưng ông ta có vẻ không bằng lòng. Tôi thậm chí đã nói: “Đó không phải lỗi của tôi.” Ông ta không nói gì. Khi đó tôi nghĩ tôi không cần nói với ông ta điều đó. Nói chung là không cần thanh minh. Chính ông ta phải chia buồn với tôi mới đúng. Những chắc là ông ta sẽ làm thế vào ngày kia, khi thấy tôi để tang. Ngay bây giờ thì hơi có vẻ như mẹ chưa chết. Sau lễ an táng, ngược lại, đó sẽ là một sự kiện nghiêm trọng, và mọi việc sẽ mang tính chính thức.

Tôi lên xe lúc hai giờ. Trời quá nóng. Trước đó, tôi ăn trưa ở nhà hàng, chỗ Céleste, như mọi khi. Mọi người đều buồn cho tôi, và Céleste bảo: “Mỗi người chỉ có một mẹ.” Khi tôi đi, họ tiễn tôi ra cửa. Tôi hơi luống cuống vì nghĩ ra phải tới chỗ Emmanuel để mượn cái cà vạt màu đen và dải băng. Anh ta đã mất ông bác cách đây mấy tháng.

XEM TOÀN VĂN BẢN DỊCH:  

 https://daohieuvn.wordpress.com/2000/11/04/ke-xa-la-toan-van-albert-camus/

Hoàng Tử Bé

HOANG TU BEANTOINE DE SAINT EXUPÉRY

Văn sĩ và phi công người Pháp, một anh hùng trong đời thực, người nhìn sự phiêu lưu mạo hiểm dưới góc độ của một thi sĩ – hoặc đôi khi với con mắt trẻ thơ. Hoàng tử bé là tác phẩm nổi tiếng nhất của Saint-Exupéry, ra đời vào năm 1943 và đã trở thành một trong số các tác phẩm văn học cổ điển dành cho trẻ em trong thế kỷ hai mươi. Ông tham gia Chiến tranh Thế giới lần II với cương vị phi công chiến đấu. Máy bay của ông bị bắn rơi trên vùng trời nước Pháp vào năm 1944.

” Những người lớn, chẳng bao giờ tự họ hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con lúc nào cũng phải giải thích cho họ. ” (trích Hoàng tử bé, 1931)

Antoine de Saint-Exupéry sinh ở Lyons ngày 29 tháng 6 năm 1900 trong một gia đình quí tộc địa phương lâu đời. Cha ông là một chuyên viên công ty bảo hiểm, mất năm 1904 vì chứng đột quị. Mẹ ông, bà Marie de (Fonscolombe) Exupéry (1875- 1972), đưa các con đến Le Mans vào năm 1909, tại lâu đài Saint-Maurice-de-Rémens của người dì. Tại đây, ông đã trải qua những năm tháng tuổi thơ giữa những người thân của mình. Ông theo học các trường dòng Jesuit ở Montgré và Le Mans, và cả trường Công giáo ở Thụy Sĩ (1915-1917). Sau khi thi rớt trường dự bị đại học, ông đăng ký học môn kiến trúc ở trường cao đẳng Beaux-Arts.

CONTINUE READING: https://daohieuvn.wordpress.com/2000/06/10/hoang-tu-be/

L’ÉTRANGER

Roman 1942 – Albert Camus, Nobel  1957

CAMUSPremière partie

Aujourd’hui, maman est morte. Ou peut-être hier, je ne sais pas. J’ai reçu un télégramme de l’asile : « Mère décédée. Enterrement demain. Sentiments distingués. » Cela ne veut rien dire. C’était peut-être hier.

L’asile de vieillards est à Marengo, à quatre-vingts kilomètres d’Alger. Je prendrai l’autobus à deux heures et j’arriverai dans l’après-midi. Ainsi, je pourrai veiller et je rentrerai demain soir. J’ai demandé deux jours de congé à mon patron et il ne pouvait pas me les refuser avec une excuse [10] pareille. Mais il n’avait pas l’air content. Je lui ai même dit : « Ce n’est pas de ma faute. » Il n’a pas répondu. J’ai pensé alors que je n’aurais pas dû lui dire cela. En somme, je n’avais pas à m’excuser. C’était plutôt à lui de me présenter ses condoléances. Mais il le fera sans doute après-demain, quand il me verra en deuil. Pour le moment, c’est un peu comme si maman n’était pas morte. Après l’enterrement, au contraire, ce sera une affaire classée et tout aura revêtu une allure plus officielle.

J’ai pris l’autobus à deux heures. Il faisait très chaud. J’ai mangé au restaurant, chez Céleste, comme d’habitude. Ils avaient tous beaucoup de peine pour moi et Céleste m’a dit : « On n’a qu’une mère. » Quand je suis parti, ils m’ont accompagné à la porte. J’étais un peu étourdi parce qu’il a fallu que je monte chez Emmanuel pour lui emprunter une cravate noire et un brassard. Il a perdu son oncle, il y a quelques mois.

CONTINUE READING:  https://daohieuvn.wordpress.com/2000/06/10/l-etranger/

NGƯỜI MONG HẠNH PHÚC – kỳ MỘT

FRANCETác giả: LAURENT GOUNELLE

Nguyên tác: L’homme qui voulait être heureux, NGUYỄN TRẦN SÂM dịch từ nguyên bản tiếng Pháp.

MỘT

Tôi không muốn rời Bali mà không trở lại. Tôi không biết vì sao. Tôi không đau ốm; lúc nào tôi cũng thấy khỏe mạnh. Tôi đã học được cách trả công ở đây, và khi kỳ nghỉ của tôi gần kết thúc thì cái túi xách của tôi đã gần như rỗng. Tôi thậm chí không dám bàn đến việc chuyển tiền qua ngân hàng. Những người thông thạo thì bảo tôi: “Anh muốn đưa thì cứ đưa, nhét vào cái hộp đặt trên giá ấy.” Vâng, điều đó đã làm tôi yên tâm, ngay cả khi thấy sợ cái ý tưởng để lại tấm phiếu thanh toán cho một người nghe nói đã từng chăm sóc thủ tướng Nhật.

CONTINUE READING: https://daohieuvn.wordpress.com/2000/06/10/nguoi-mong-hanh-phuc-ky-mot/

 

NGƯỜI MONG HẠNH PHÚC – kỳ 02

CONTINUE READING: https://daohieuvn.wordpress.com/2000/06/14/nguoi-mong-hanh-phuc-ky-hai/

NGƯỜI MONG HẠNH PHÚC – kỳ 03

CONTINUE READING: https://daohieuvn.wordpress.com/2000/06/25/nguoi-mong-hanh-phuc-03-laurent-gounelle/

NGƯỜI MONG HẠNH PHÚC – kỳ 04

Bình luận về bài viết này