Khả năng của tiếng Việt qua chữ Quốc Ngữ

TVTiếng Việt là độc âm nghĩa là nói từng tiếng góp lại thành một câu, viết từng từ góp lại thành một bài văn. Tiếng Việt dùng 32 chữ cái của mẫu tự La Tinh để viết, nguyên thủy do các Linh mục Bồ Đào Nha và Pháp mang vào Việt Nam từ thế kỷ 16, phiên âm tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa, dần dần lập thành Chữ Quốc Ngữ thay thế Chữ Nho và chữ Nôm cho đến nay.

Tôi nhận thấy so với tất cả các nước dùng mẫu tự ABC trên thế giới thì chỉ có từ ngữ Việt Nam mới có thể chỉ dùng những từ có cùng một Phụ âm đứng đầu để kể một câu chuyện có vần Phụ âm đó, hoặc viết một bài văn với cùng một Phụ âm ở đầu từ. Tiếp tục đọc

VUA MÈO – chương 03 + 04

Tranh VĂN THỌ

Tranh VĂN THỌ

Bà Mỹ đứng ở ngoài nhưng có thể đánh hơi được những chuyện xảy ra trong kho giấy, không phải chỉ căn cứ vào tiếng động mà còn căn cứ vào mùi nữa. Giờ này thì kho giấy im phăng phắc mà cũng không nghe thấy mùi thơm trái cây, chẳng biết buổi trưa hai người đi đâu. Bà leo qua các cuộn giấy, chui tọt vô cái hang của Lọ Lem. Trên chiếc chiếu không có gì ngoài mấy cái cuộn tóc bằng nhựa. Trong góc còn một trái đu đủ chín cây, một con dao inox và một cái ca nhựa. Bà giở một góc chiếu lên, thấy có một xấp bạc năm trăm, đếm được tám tờ. Giở một góc khác thấy một chiếc quần lót phụ nữ còn mới tinh, góc thứ ba không có gì, góc thứ tư thấy có một bao thuốc lá xẹp lép. Trong cái hóc giữa ba cuộn giấy chồng lên nhau bà ta tìm thấy một cuốn sổ tay bìa đen khá đẹp. Bà lôi nó ra, lật từng trang nhưng bên trong chỉ có những hình vẽ mà không có chữ nào cả. Ðó là những phác thảo bằng bút chì về vô số các sinh vật biển. Có những loài rất lạ bà chưa trông thấy bao giờ. Giữa cuốn sổ là bảy tám trang vẽ toàn chim với nhiều dáng điệu khác nhau, lúc bay lúc đậu lúc sắp cất cánh, sắp hạ cánh, lúc tha mồi, mớm mồi… cuối cùng là những phác thảo về những bãi lau sậy, về cồn cát với những bụi gai, những khóm hoa bồn bồn và biển, và ghềnh đá, sóng. Tiếp tục đọc

CÔ ÚT VỀ RỪNG – Sơn Nam

SON NAM blackMá ơi! Đừng gả con xa.
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu…

Câu chuyện xảy ra tại rạch Bình Thủy, làng Long Tuyền, tỉnh Cần Thơ, đâu cũng vào khoảng năm 1939 hoặc 1940 gì đó.

Trời sáng trăng. Thường lệ cứ đến chín giờ tối là nhà ông hương Cả Ba đóng cửa ngủ sớm. Đêm ấy, có khác. Cây đèn “măng sông” cất lâu trong tủ được đem ra lau chùi, đốt sáng lên. Ông Cả nheo mắt, nhìn đăm đăm ra sân tìm một góc tối om nào đó mà định thần hòng gỡ mối tơ vò rối rắm của gia đình. Ngoài sân, trăng sáng yên lành; lớp thủy ngân xao động, nhảy nhót, gờn gợn trên lá trên cành của vườn cam, trên ngọn tre mềm dịu đang chuyển động từng cơn.

Ông lẩm bẩm:

– Kìa… mà gió trở ngọn. Gió chướng qua gió nồm. Hết nắng sang mưa.

Bà Cả lắc đầu:

– Ông này vớ vẩn. Gả con Út hay là không? Sáng mai mình phải trả lời cho cậu Quỳnh biết. Ở đó mà lo gió chướng, gió nồm! Hai đứa nó đâu rồi? Tiếp tục đọc

VUA MÈO – chương 02

VUA MEO 13

Buổi họp phòng kế hoạch kéo dài vì hôm nay góp ý lãnh đạo phòng. Những người ưa đấu đá thì thích cuộc họp này nhưng chàng trai và Lọ Lem thì không. Cô ngồi trong góc phòng không nói gì cả, khi phiên họp bắt đầu được chừng mười phút thì cô đã ngủ rồi, tựa lưng vô tường, đầu ngoẻo sang một bên.

Chàng trai đến ngồi cạnh Lọ Lem quạt cho cô và đồng thời che cho cô để mọi người và nhất là trưởng phòng Lê Thắng khỏi nhìn thấy. Ông ta vừa đọc xong bản tự nhận xét và moi trong tập bìa cứng ra một tờ giấy khác: Tiếp tục đọc

VUA MÈO – chương 01

VUA MEO 04Không biết trong lý lịch nàng tên gì, nhưng mọi người gọi nàng là Lọ Lem vì thấy nàng ăn mặc xoàng xĩnh và không mấy khi nghĩ đến chuyện trang điểm.
Tuy vậy, nàng là một thiếu nữ có nhan sắc. Các chàng trai thường rình mò theo dõi chỗ ở nhưng nàng lánh mặt họ một cách tài tình. Có kẻ đã theo tới sát bờ biển, bỗng thấy nàng mất hút trong một xóm chài. Có người từng ngồi đợi trên bờ biển từ năm giờ sáng đến tám chín giờ, không thấy bóng dáng, tưởng hôm đó nàng bệnh, bèn về cơ quan thì đã thấy nàng ngồi ở đó rồi. Liền hỏi.
-Cô đến đây bằng lối nào vậy?
-Lối thường lệ.
-Nhà cô ở xóm chài phải không?
-Ở dưới biển.
Lọ Lem tiếp tục đánh máy chữ. Cái máy chữ lớn chạy bằng điện, mười ngón tay lướt nhẹ, tạo ra tiếng kêu lách tách.
Chàng nọ bỏ đi và nói với bạn bè:
-Ðó là cô tiên trên trời bị đày xuống trần gian.
Bạn bè gồm bốn năm người ngồi ở quán cà phê dưới gốc những cây nhãn um tùm. Một thanh niên cao lớn ngồi lặng thinh trên chiếc ghế mây nghe chuyện một cách phớt tỉnh. Anh ta hút thuốc lá và nhìn ra phía biển. Buổi sáng trời âm u, mặt biển xám xịt, trầm lặng. Anh ta nói:
-Tao có thể nói với tụi bay rằng Lọ Lem là một người cá chính cống. Chính mắt tao đã nhìn thấy cô đùa giỡn với một con cá heo ngoài khơi. Tiếp tục đọc

BÊN THẮNG CUỘC tập Hai – chương 19

19Đại hội VIII

Công cuộc chuyển giao thế hệ nửa cuối thập niên 1990 diễn ra đầy kịch tính do những vị lão thành chưa muốn rời chính trường. Lần đầu tiên chiếc áo khoác phục vụ tổ quốc phục vụ nhân dân tuột ra để lộ tham vọng quyền lực một cách mãnh liệt (Khúc dạo đầu/ “Thư gửi Bộ Chính trị”/ Vụ án Nguyễn Hà Phan/ Tam nhân tại vị/ Sức khỏe Trung ương)       

Giữa thập niên 1990, đổi mới có khuynh hướng chững lại. Đây là giai đoạn trongĐảng vẫn có những người được coi là “bảo thủ”, có những người được coi là “đổimới”. Các nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng thị trường rất có thể bị các nhà lýluận quy là “chệch hướng”; các nỗ lực dân chủ hoá cũng có thể bị quy là “diễnbiến hoà bình”. Trong tình hình đó, thay vì có những tháo gỡ về mặt lý luận để tránh tụt hậu và tiếptục cải cách, Đại hội VIII, diễn ra đầy kịch tính vào cuối tháng 6-1996, chủ yếu để những nhà lãnhđạo tuổi cao sắp xếp các vị trí cầm quyền trong Đảng. Tiếp tục đọc

HỒNG NGỌC – Bồ Tùng Linh

HONG NGOCÔng cụ họ Phùng người Quảng Bình có một con trai tên chữ là Tương Như. Hai bố con cùng là Chư sinh. Ông Phùng tuổi gần sáu mươi, tính ương ngạnh mà nhà vẫn thiếu thốn. Trong khoảng vài năm, vợ và con dâu lại cùng mất cả, việc cơm nước đều phải tự làm lấy.

Một đêm, Tương Như ngồi dưới bóng trăng, chợt thấy người con gái láng giềng từ bên kia tường nhòm sang. Chàng nhìn thấy đẹp, đến gần thấy hé cười, lấy tay vẫy, không đến, cũng không di, cố nài mãi mới trèo thang sang. Liền ăn nằm với nhau. Hỏi họ tên, cô gái nói:

– Thiếp là con gái nhà láng giềng, tên là Hồng Ngọc.

Chàng rất yêu, xin cùng nàng tính chuyện lâu dài. Cô gái nhận lời. Từ đấy, đêm đêm thường đi lại, được độ nửa năm. Một đêm, ông Phùng thức dậy, nghe có tiếng con gái cười nói, nhòm vào gian nhà của con thì nhìn thấy cô gái. Giận lắm, gọi chàng ra mắng:

– Ðồ súc sinh, làm cái trò gì thế? Cửa nhà sa sút như thế, còn không biết chịu khó gìn giữ, lại còn học thói đàng điếm ư? Người ta biết ra thì phẩm hạnh của mày còn ra gì nữa! Dẫu người ta không biết thì tuổi thọ của mày cũng giảm. Tiếp tục đọc

QUYẾN RŨ BẰNG HƯƠNG THƠM – Đào Hiếu

QUYEN RU HUONG THOM

Những sinh vật đẹp đẽ như bướm, chim, cá kiểng… tuy rực rỡ nhưng khi cần quyến rũ bạn tình, chúng cũng phải thay màu đổi sắc cho hợp nhãn đối tượng của mình.

Nhưng các sinh vật hoang dã xấu xí như con cầy hương thì được trời cho một túi xạ thơm tho để mồi chài người đẹp. Cái túi xạ nhỏ bé giấu trong bụng nó là niềm khao khát của loài người.

Vì thế con người phải khổ công lên rừng tìm bắt con cầy hương để lấy cái túi xạ của nó. Con người còn xuống biển, đem cả sinh mạng mình chiến đấu với cá nhà táng cũng chỉ mong lấy được chất thơm của nó gọi là Long Diên Hương. Sự hình thành của Long Diên Hương cũng rất lạ đời. Cá nhà táng là con cá voi khổng lồ, nó rất thích ăn mực nang, nó há miệng nuốt cả đàn mực hàng ngàn con vô bụng. Và có một bộ phận của con mực không thể tiêu hóa được đó là cái NANG. Nang làm cho cá đau, và cơ thể nó phải tiết ra một chất keo bao lấy những cái nang ấy để chống lại cơn đau. Chính chất keo này tiết ra mùi thơm làm ngây ngất loài…người. Tiếp tục đọc

NGƯỜI ĐẸP BÍ ẨN – truyện ngắn Đào Hiếu

tranh Đỗ Duy Tuấn

tranh Đỗ Duy Tuấn

Câu chuyện tôi kể sau đây chẳng khác nào một chuyện bịa. Chắc chắn khi đọc xong qúi vị sẽ nói: cha này  xạo, làm gì trên đời lại có loại người đàn bà kỳ quái như vậy. Nhưng biết nói sao bây giờ? Bởi vì chính cô ta đang sống chung trong khu tập thể với tôi. Ngay sát vách. Và suýt chút nữa tôi trở thành người chồng thứ tư của cô ta nếu không có một anh tài xế tắc-xi tình nguyện đến làm chồng.

Nhưng trước hết hãy nói đến người chồng thứ nhất. Ông ta là một thương gia, quen với cô gái trong một buổi khiêu vũ. Dưới ánh đèn mờ ảo của sàn nhảy, cô ta như một nàng tiên. Một bên vì sắc, một bên vì tiền, họ kết mô-đen nhau rất nhanh. Sau đó là đám cưới. Những ngày đầu sống chung ông chồng tỏ ra rất chiều vợ. Tất cả những việc nội trợ trong nhà một tay ông làm hết, cô vợ cứ ngồi không, chuốt móng tay, o bế mái tóc, kẻ lông mày…

Hỏi vì sao ông cam tâm làm việc đó, ông đáp: vợ tôi vốn con nhà quyền qúy kẻ hầu người hạ đã quenThế là ngày nào như ngày nấy ông ta đi chợ nấu ăn, rửa chén, lau nhà, giặt đồ, thỉnh thoảng còn đi… đổ bô nữa. Hàng xóm thắc mắc: nhà không có trẻ con, toa-lét lại trước cửa phòng, thế thì tại sao sáng nào ông cũng mắt trước mắt sau, bưng bô chạy vụt vô toa-lét? Tiếp tục đọc

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN ĐỒI CỎ – bút ký Đào Hiếu

Phượng và tác giả bài viết này tại Phương Bối am, Bảo Lộc

Phượng và tác giả bài viết này tại Phương Bối am, Bảo Lộc

(ghi theo lời kể của Phượng và các con)
Năm đó chùa Tây Tạng ờ Bình Dương có một vị Phật tên gọi là Tỳ Lô Giá Na và một cô tiên nhỏ tên là Annie Phượng. Buổi tối khi các tín hữu đã xong lễ về nhà, khi thầy trụ trì và các sư sãi đã tụng xong bài kinh Kim Cang Đảnh, khi rừng cây đã im lặng, mái chùa đã chìm khuất trong màn đêm… thì ánh sáng của hai vầng hào quang tỏa ra, ôm lấy ngôi chùa. Một vầng sáng màu tím nhạt, ấm áp của đức Phật và một vầng sáng trắng tinh khiết của Phượng.
Hào quang của Phượng tươi mới, rực rỡ như một khóm hoa lung linh trong sân chùa. Annie Phượng không phải là ni cô, không đi tu, nhưng hai mươi năm sau, khi theo Nguyễn Đức Sơn lên rừng, nàng đã hóa thân thành Bồ tát.
Tôi chưa từng gặp Phượng thời con gái. Cũng chưa từng gặp Phượng năm nàng hai mươi tám tuổi dắt con theo chàng thi sĩ ngông cuồng lên rừng. Tôi chỉ gặp nàng khi nàng đã vượt qua chín tầng địa ngục, qua những cái chết, những cơn bệnh, những đám cháy rừng và những cơn đói. Tiếp tục đọc