Hồi Ký Đi Làm 03

03Công ty kinh doanh đủ các mặc hàng, từ may mặc, nội thất, thực phẩm (nông-hải sản), đến hóa chất… nên thời gian làm ở đây là thời gian thú vị nhất.

Mỗi nhân viên phụ trách một vài khách hàng, thường là thuộc cùng một mảng, có khi là hai mảng riêng biệt, nhưng ít ai có được may mắn được làm một lúc hết tất cả các lĩnh vực. Lúc đó văn phòng có mười nhân viên kinh doanh, nhưng chỉ có ba nhân viên biết tiếng Nhật, hai nam một nữ, mà người Nhật thích làm việc với nữ, đề cao tính tỉ mỉ, chu đáo, cẩn thận, dịu dàng của phụ nữ Việt Nam, nên người họ đề nghị phụ trách hay chăm sóc cho đoàn của mình là một người nữ, biết tiếng Nhật. Do vậy, ngoài công việc đang phụ trách, đảm nhận việc theo dõi công việc từ đầu chí cuối, cả giao dịch qua lại giữa hai bên, đàm phán, chịu trách nhiệm chất lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng, đến hộ tống đoàn mỗi khi sang Việt Nam công tác; những việc của các anh chị khác, khi đoàn khách sang, sếp cũng gọi đi theo để hỗ trợ phần ngôn ngữ, vì ít có khách sử dụng được tiếng Anh. Tiếp tục đọc

Hồi Ký Đi Làm

02Trong công ty, mỗi nhân viên đều được sếp quyết định cho phụ trách một số khách hàng riêng biệt, và trường hợp có khách ngoài (được yêu cầu bởi Phòng thương mại) thì tùy theo mức độ khó, và tùy theo ngân sách của đối tác mà sếp quyết định cử nhân viên nào đi. Khi đó, mới hiểu mỗi người đều có cái giá riêng của mình (theo đúng nghĩa đen), và ý nghĩa của hai từ “có giá“. Sau này, nghe nhiều câu đại loại như “giá của tớ là như vậy, trả thấp hơn tớ không làm đâu nhé!“, hay “giá của tớ cao lắm, trả không nổi đâu!“. Cứ nghe “giá“ của một người, dễ tự ái, làm như con người ta là món đồ, vậy mà nghe giá của mình lại cảm thấy tự hào. Khách hàng mỗi khi có kế hoạch sang Việt Nam thì chỉ điểm đúng tên, giữ chổ trước để không đi đoàn khác. Có khách làm việc chung một thời gian, lúc sau bận đoàn VIP, sếp cử nhân viên khác thay thì khách giận, đòi cắt hợp đồng nếu không bố trí lại như cũ.

Một lần được sếp cử đi làm “floating staff“ sáu mươi ngày cho một công ty của Nhật Bản mới thành lập trong Khu chế xuất Tân Thuận, hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật trong việc chuyển giao công nghệ và hướng dẫn dây chuyên sản xuất.

Thời gian “sống và làm việc” tại đây, bao gồm thông-phiên dịch, hướng dẫn, cùng làm công nhân ở mọi khâu trong chuyền từ vắt sổ, may, đóng nút, ủi…, cùng ăn, cùng ngủ với công nhân (mà từ chối khu vực giành riêng cho chuyên gia và nhân viên văn phòng), cùng dọn vệ sinh nhà xưởng, đi ăn hàng khi tan tầm, đến nhà công nhân thăm bệnh, sanh em bé v.v… cùng tham quan khu du lịch Suối Tiên bằng xe buýt, ăn cơm hộp… là thời gian “để đời“, “khổ“ mà sướng vô cùng, vì không có bàn giấy, không máy tính, không có cảm giác đi làm để ăn lương, mà như vừa được ăn vừa được gói mang về, học được nhiều thứ, nhận được nhiều tấm lòng, đọng lại bao nhiêu kỷ niệm khó phai… Tiếp tục đọc

Hồi Ký Đi Làm

Nguồn: Google

Nguồn: Google

MỘT 

Tháng 4/1996, khi còn bốn tháng nữa mới tốt nghiệp lớp tiếng Nhật, thì các công ty Nhật Bản đã rục rịch đến trường xin phỏng vấn và giữ chỗ. Hãnh diện là một trong ba người đầu tiên được công ty một tập đoàn lớn chọn, và khi tốt nghiệp ra trường chỉ cần đến làm mà không lo tìm việc nữa.

Thời gian học việc rụt rè, nhìn các anh chị lớn mà bắt chước, ngưỡng mộ một chị trong đó rất giỏi, và nói tiếng Nhật như người bản xứ. Thầm nghĩ, một ngày mình cũng sẽ được như chị! Làm được một năm thì chị được đề bạt lên làm manager, mấy chị cùng trang lứa nổi điên, kiện tụng tại sao cho một người không có bằng đại học làm sếp? rồi thấy không suy chuyển được gì, mới đưa đơn xin nghỉ việc! Lúc đó giống con chim non vừa bay khỏi tổ đã gặp ngay bầy diều hâu đang xâu xé một chú chim khác, run rẩy đứng nhìn, thấy con người ghê gớm thật, hơn thua, ganh ghét nhau như vậy, không biết rồi mình có sẽ gặp những con người như vậy hay không?

Khi mới vào làm, sếp cho viết một bài tự thuật bằng tiếng Nhật, xong sếp khen viết hay, và sếp viết một bài khác, giới thiệu về nhân viên mới, gởi sang công ty mẹ, có câu “con nhà nòi, nên viết văn câu cú mạch lạc, súc tích, có triển vọng về thông-phiên dịch“, nên thời gian đầu được sếp giao cho công việc này.

Ngày đó, có một khách VIP lớn tuổi, người Ibaragi – một tỉnh thuộc vùng Kanto trên đảo Honshu, vừa nói giọng địa phương khó nghe, vừa dùng những từ cổ của người già, thậm chí đến người Nhật nghe cũng không hiểu nổi. Chị manager lúc đó luôn được đặc cách cử đi làm thông dịch cho khách này. Sếp cho đi theo để học hỏi. Xong buổi đầu tiên, toát mồ hôi hột, dù chỉ là ngồi nghe, không phải truyền đạt gì cho ai. Hóa ra thực tế khác xa với những điều đã được học. Nói nhỏ với chị: “em hoàn toàn không hiểu gì về buổi nói chuyện, chị ạ!“, chị cười hiền hòa: “không sao đâu, từ từ em sẽ quen thôi!“. Tiếp tục đọc