TRUYỆN NGẮN NHẬT BẢN – Đang trùng tu

NHAT 02(FUSHINCHU)

 Viên tham tán Watanabe xuống xe điện trước rạp Kabuki-za.

Tránh mấy vũng nước còn đọng đây đó trên con đường vừa mới ngớt mưa, ông men theo bờ kênh qua xóm Kobiki hướng về công thự Bộ Viễn Thông, vừa đi vừa dáo dác nhìn, thử dò xem góc phố nào có để tấm bảng cửa hiệu mà nhất định mình có lần trông thấy.

Con đường ít ai qua lại dù có năm sáu người mặc lối Âu giống như đám công chức vừa tan sở ra đang nói chuyện hơi ồn ào. Một cô gái mặc kimono choàng thêm cái áo ngắn sặc sỡ, chắc là dân làm ở một trà đình đang chạy công việc sang bên hàng xóm, hấp tấp suýt đâm vào ông. Chiếc xe kéo nào đó cứ buông mui sùm sụp từ đằng sau bỗng vượt lên trước.

Rốt cuộc Watanabe cũng tìm ra được cái bảng, hơi nhỏ một chút, có kẻ theo chiều ngang[4] mấy chữ “O-ten Seiyokan”. Mặt trước của khách sạn nhìn về hướng con đường dọc bờ kinh được che bằng những thanh ván. Lối vào bên hông nằm trên con đường vắng. Hai bên tả hữu là hai cầu thang châu đầu với nhau, tạo thành khung tam giác.Cuối hai bậc thang có cửa kính chắn lối. Sau khi lưỡng lự không biết nên vào từ phía nào, Watanabe thử bước lên cầu thang thì thấy trên cánh cửa bên trái có ghi chữ “Cửa Vào”.

Tiếp tục đọc

NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG Graham Greene

ENGLANDChương 17

– Người ta thết một bữa ở đây, anh có biết không? – Tôi nói.

– Tôi không muốn liều vào ăn. Thịt thà… nóng như thế này phải cẩn thận đấy.

– Chẳng phải lo. Họ ăn chay.

– A, chắc ngon lắm…, nhưng tôi ưng biết trước như những thứ của mình ăn (hắn lại ngoạm một miếng bánh nữa). Anh có tin rằng họ có một thợ cơ khí chữa nổi xe không?

– Thợ đủ giỏi để biến ống xả nòng súng cối. Tôi tin rằng xe Bich làm súng cối thì nhất đấy.

Viên thiếu uý trở lại, giơ tay nhanh nhẹn chào theo kiểu nhà binh và bảo cho biết đã cho người vào trại lính tìm thợ. Pyle mời ăn một miếng bánh sandwich, nhưng anh ta từ chối. Với một vẻ lịch sự, anh ta nói:

– Ở đây, chúng tôi có hẳn một bản danh sách những điều quy định về món được phép ăn (tiếng Anh của hắn khá sõi). Thật là vô lý. Nhưng các anh chắc hiểu sống ở một thủ phủ về tôn giáo là thế nào. Tôi cho rằng ở Roma cũng vậy… cũng như ở Canbri – Hắn vừa nói vừa chào kiểu bốc đồng.

Tiếp tục đọc

BÊN THẮNG CUỘC tập Hai – Chương 14

14Khoảng cách Linh – Kiệt

Sau thành công của “cởi trói” và “những việc cần làm ngay, “khoảng cách” giữa Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và các thành viên khác trong Bộ Chính trị không còn chỉ “cách nhau sợi tóc” như ông ví von lúc đầu. Khác với Lê Duẩn và Trường Chinh, quyết định nhân sự dưới thời Nguyễn Văn Linh không còn là công việc của Ban Tổ chức. Sự quyết đoán của ông trong một số trường hợp, mở đầu bằng việc lựa chọn Đỗ Mười thay vì Võ Văn Kiệt đứng đầu Chính phủ, đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình cải cách của Việt Nam. Mối quan hệ giữa Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh tưởng như rất gần gũi, nhưng trên thực tế, trong tính cách cá nhân và trong chính trị giữa hai người có rất nhiều khác biệt.

Tại sao Đỗ Mười?

Ngày 10-3-1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời. Người kế nhiệm, ông Đỗ Mười, kể: “Anh Hùng đi đột ngột. Anh ấy đang bình thường, khỏe mạnh, ăn cơm xong nằm nghỉ trưa nghe vọng cổ rồi bị sặc cơm mà mất”. Thể theo hiến pháp, ngày 11-3-1988, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký quyết định cử ông Võ Văn Kiệt, phó Chủ tịch thường trực làm quyền chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng “cho đến khi Quốc hội bầu chủ tịch mới”. Ông Đỗ Mười nói tiếp: “Tôi thấy bình thường. Tôi từ khi tham gia cách mạng tới giờ Đảng bảo làm gì làm nấy, không đòi hỏi gì cả, không xin gì cả”.

Tiếp tục đọc

BÊN THẮNG CUỘC tập Hai – Chương 13

13Đa nguyên

Trong lòng xã hội Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhu cầu cải cách chính trị, những sửa đổi chính sách trong giáo dục đại học đã tác động tích cực đến tư duy và hành động của đội ngũ giảng viên đặc biệt là sinh viên. Trước những diễn biến ở trong nước và Đông Âu, ông Nguyễn Văn Linh nhanh chóng siết lại báo chí, cách chức Trần Xuân Bách, bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính kiến khác (Cải cách ở bậc đại học/ Sinh viên và các phong trào tự phát/ Đông Âu/ Cứu chủ nghĩa xã hội/ “Đa nguyên, đa đảng”/ Cách chức Trần Xuân Bách/ Kết thúc “trăng mật” với báo giới)

Ông Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư vừa đúng một nhiệm kỳ (1986-1991). Người kế nhiệm ông – ông Đỗ Mười – nói rằng, thời gian thực sự làm việc của ông Linh chỉ khoảng gần hai năm vì ông thường xuyên đau ốm. Nhưng ông Nguyễn Văn Linh đã nỗ lực như một người mạnh khỏe để bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa. Những nỗ lực đó có thể được Đảng Cộng sản Việt Nam ghi công nhưng cũng khiến cho di sản của Nguyễn Văn Linh trở nên rất khác.

Tiếp tục đọc

NGƯỜI MONG HẠNH PHÚC 03 Laurent Gounelle

FRANCENguyên tác: L’homme qui voulait être heureux, NGUYỄN TRẦN SÂM dịch từ nguyên bản tiếng Pháp.

MƯỜI MỘT

“Chào chị! Tôi nói với người phụ nữ gặp tôi như mọi khi.”

Từ Amankila đến đây, tôi đi mất khoảng một giờ rưỡi. Quang cảnh đơn sơ của lán và vườn lập tức đưa tôi vào trạng thái lâng lâng dễ chịu, hơi giống như khi người ta mở một hộp kem chống nắng dùng trong mùa hè trước ra, và hương thơm của nó trong phút chốc đưa bạn đến nơi nghỉ hè năm ngoái.

“Thầy Samtyang hôm nay đi vắng.”

“Sao cơ?”

Tôi như muốn sụp xuống đất. Đi vắng? Đối với tôi, ông ấy và nơi này gắn liền với nhau đến mức tôi thấy sợ khi nghĩ đến việc ông ấy đi khỏi đây.

Tiếp tục đọc

Bồ Tùng Linh – HỒ GẢ CON

TRUNG QUOCCó một Thiên Quan họ Ân, người Lịch Thành thuở nhỏ, nhà nghèo, thường tỏ ra gan dạ. Trong ấp có khu nhà của một cố gia, rộng vài chục mẫu, lầu viện liền nóc, thường thấy chuyện quái dị, vì thế mà bỏ hoang, không ai ở. 

Lâu ngày tranh cỏ mọc um tùm, giữa ban ngày cũng không ai dám bén mảng đến.

Một hôm, Ân đang cùng các bạn học trò uống rượu, có người nói đùa:

– Ai dám ngủ trong nhà đó một đêm, chúng tôi sẽ góp tiền đãi bữa rượu.

Ân ngồi nhổm ngay dậy, nói:

– Khó gì việc ấy

Tiếp tục đọc

KAWABATA – Những truyện ngắn trong lòng bàn tay

KAWABATA 02MẸ

I–Nhật Ký Người Chồng
Đêm nay tôi cưới vợ về,

Khi ôm nàng trong tay – tôi cảm thấy cái mềm mại đàn bà.
Mẹ tôi cũng từng là một người con gái.
Nước mắt đầm đìa, tôi ngỏ với người vợ mới,
Hãy trở thành một bà mẹ hiền nghe em!
Hãy trở thành một bà mẹ hiền nghe em!
Bởi vì anh chưa bao giờ biết mẹ của anh[22].

II-Khi người chồng lâm bệnh.
Trời ấm đến độ chắc đã đủ cho chim én quay về. Từ bên sân nhà hàng xóm, những cánh hoa mộc lan rụng xuống, bay lướt đi như những con thuyền trắng. Bên trong cửa kính, người vợ đang dùng cồn lau thân thể chồng mình. Người chồng gầy guộc đến trơ xương sườn, trên những chỗ lõm đó, mồ hôi rịn ra khi ngủ đã đọng lại thành cáu ghét. 

-Anh trông giống như là…gì nhỉ, anh và căn bệnh của anh, cả hai như muốn chết chung vì tình!
-Dám lắm đó! Bệnh phổi mà em[23].Vi trùng nó đục hết vùng quanh tim, làm gì chẳng thấy thế.
-Phải rồi, vì trùng nó còn gần gũi với trái tim anh hơn cả em nữa. Khi anh vừa lâm bệnh, trước tiên em thấy anh trở nên vô cùng ích kỷ. Anh đã trêu ngươi đóng bít cánh cửa mà em có thể đi qua để vào bên trong tìm đến với anh. Nếu như chân anh mà bước được, nhất định là anh đã xua em qua một bên và bỏ nhà ra đi rồi.
Tiếp tục đọc

NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG Graham Greene

ENGLANDCHƯƠNG 14

– Em chờ cho lát nữa.

– Tôi lại viết tiếp:

Tôi có thể phủ lên tất cả việc này một tấm màn khiến thái độ của tôi ra vẻ có phẩm giá và đáng kính hơn, bằng cách nói tôi hành động vì lợi ích của một người nào khác. Nhưng đó là điều dối trá và chúng ta đã có thói quen là nói đúng sự thật với nhau. Vậy tôi làm việc là vì tôi, chỉ vì tôi. Tôi đang yêu, rất say đắm, chúng tôi đã sống chung với nhau hơn hai năm, cô ta đã hết mực trung thành với tôi, nhưng đến lúc này, tôi không cần thiết cho cô ta nữa. Nếu tôi xa cô ta, cô sẽ mất đi một ít hạnh phúc, nhưng không bi đát lắm. Cô ta sẽ lấy người khác và sẽ có con. Viết cho bà như vậy, tôi quả là ngu ngốc vì bao giờ cũng thật thà, tôi nói điều này có lẽ bà tin, mất cô ta là cái chết bắt đầu đến với tôi. Tôi không yêu cầu bà “biết điều” (lẽ phải hoàn toàn thuộc về phía bà) hay tỏ lòng thương hại tôi. Thương là một từ quá đáng đối với hoàn cảnh tôi, vả lại, tôi chẳng đáng để ai thương hại một cách đặc biệt. Tôi cho rằng sự thật tôi đang yêu cầu bà sẽ làm một điều phi lý, trái đời. Tôi mong rằng, bị thúc đẩy bởi… (tôi ngần ngừ, trước khi viết chữ này), lòng thân ái, bà sẽ hành động trước khi có thì giờ suy nghĩ kỹ. Thật ra, nếu nói qua điện thoại thì tiện hơn, vì chúng ta xa nhau mười hai nghìn ki lô mét. Giá bà điện cho tôi một cách đơn giản: “Đồng ý”.

Tiếp tục đọc

NAM CAO – Bài học quét nhà

NAM CAO

ĐÔI NÉT VỀ NAM CAO

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915-1951) thuộc thế hệ văn học tiền chiến nhưng mất rất sớm trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm của ông quan trọng là của thời trước chiến tranh với những khổ đau của dân quê và những hủ tục của một thời mà con người nghèo nàn chỉ biết bám víu vào những hư vị hão trong thôn đảng.

Giá trị con người được đề cao trong truyện của Nam Cao, nhất là trong truyện ngắn nổi danh Chí Phèo mà trước đây ít người được biết.
Truyện ngắn Nam Cao có nghệ thuật trong kết cấu và ngôn từ . Nhiều truyện của ông mang tính cách tâm lý đến bây giờ vẫn còn là những khuôn thước tốt cho người muốn bước vào lãnh vực truyện ngắn. Với Nam Cao, ta có thể nói như với Edgar Poe, truyện ngắn đã thành hình và có quy luật riêng của nó .
Có những nhà văn mà tác phẩm càng đi vào thời gian càng có giá trị Nam Cao ở vào trường hợp đó . Truyện của ông là những bộ nhớ ghi lại một cách sống động những sinh hoạt đặc biệt của nông thôn Việt Nam cách đây nửa thế kỷ . Ta yêu mến dân tộc ta . Ta tha thiết với những gì mà dân tộc ta đã trải qua tất nhiên ta tha thiết và mến yêu những nét chấm phá trong truyện của Nam Cao . Ở đây có đầy đủ hết, từ anh mõ nghèo nàn nhưng ai cũng sợ, đến những chức dịch luôn luôn ậm ọc nhưng chỉ biết có những miếng đỉnh chung tại chốn đình chung, từ một anh tha phương cầu thực tấp vào sống nhờ trong làng đến một người lính tập có dịp ra khỏi lũy tre làng xã nên đã mở mắt với đời … đủ cả .
Tiếp tục đọc

KAWABATA – Đôi chim hoàng yến – Bến cảng – Cám ơn

NHAT4./Đôi chim hoàng yến (Kanariya)

Thưa bà,
Tôi buộc lòng phải phá lời giao ước để một lần nữa gửi thư cho bà.
Đôi chim hoàng yến bà tặng hồi năm ngoái, tôi không có thể nuôi được nữa. Gần đây, tôi đã để cho vợ tôi một tay chăm sóc. Công việc duy nhất của tôi chỉ là đứng ngắm. Mỗi lần nhìn chúng, lòng tôi chạnh nhớ đến bà.
Bà có lần nói thế này, nhớ không?
-Anh là trai có vợ. Em là gái có chồng. Thôi mình chia tay nhau nhé! Phải chi anh chưa vợ! Đôi chim hoàng yến này, xin giữ lấy làm kỷ niệm về em. Này anh xem, chúng nó là một cặp vợ chồng đấy. Thật ra, một người buôn chim nào đã tự tiện bắt một con trống và một con mái ở đâu đó rồi đem nhốt chúng vào chung một lồng. Hai con hoàng yến làm sao hiểu chuyện. Dầu vậy, khi nhìn đôi chim này, hãy nhớ đến em nghe anh. Đem những còn vật sống làm quà kỷ niệm, nghĩ cho cùng, cũng hơi ngược đời. Thế nhưng nhờ vậy mà kỷ niệm của hai đứa mình lúc nào cũng sống động. Đôi chim hoàng yến ngày nào đó sẽ chết đi thôi. Cũng vậy, kỷ niệm về mối tình hai đứa chúng mình đang giữ trong tim cũng sẽ chết như đôi chim. Lúc ngày đó đến, mình cứ để mặc cho nó chết, anh nhé! 
Tiếp tục đọc