Albert Camus KẺ XA LẠ phần Hai – tiếp theo và hết

Tiểu thuyết 1942 , Nobel  1957. NGUYỄN TRẦN SÂM dịch từ nguyên bản tiếng Pháp L’ETRANGER

04Ngay cả khi ngồi trên ghế bị cáo thì việc nói về chính mình vẫn cần thiết. Trong quá trình tranh tụng giữa công tố viên và luật sư của tôi, có thể nói họ đã nói về tôi quá nhiều và có lẽ về con người tôi nhiều hơn là tội trạng của tôi. Liệu những luận cứ của họ có thực sự khác nhau? Luật sư giơ hai tay lên trời và ra vẻ cố bảo vệ bị cáo, nhưng không nêu được tình tiết giảm nhẹ. Công tố viên chìa tay ra phía trước và tuyên bố tôi có tội, nhưng không đưa ra được chứng cứ buộc tội thật thuyết phục. Nhưng có một điều làm tôi thấy khó chịu một cách mơ hồ. Mặc dù tôi băn khoăn và muốn tự mình lên tiếng, nhưng luật sư của tôi bảo: “Anh nên im lặng, như thế tốt hơn cho anh.” Có vẻ như người ta định xử lý vụ việc mà không có tôi tham gia. Mọi việc diễn ra không có sự can dự của tôi. Số phận của tôi được định đoạt trong khi người ta không đếm xỉa đến ý kiến của tôi. Nhiều lúc tôi muốn ngắt lời họ và nói: “Dù sao cũng phải đếm xỉa đến bị cáo chứ? Phải chú ý đến bị cáo, và tôi có điều muốn nói!” Nhưng tôi cứ nghĩ thế mà không lên tiếng. Ngoài ra, tôi phải thừa nhận rằng tôi không quan tâm nhiều lắm đến việc tác động vào suy nghĩ của mọi người. Chỉ riêng bài thuyết giảng của công tố viên đã làm tôi mệt mỏi. Đó chỉ là những câu nói rời rạc, những động tác hoặc những đoạn rêu rao dài dòng mà không có liên hệ gì với nhau để có thể làm tôi bừng tỉnh hoặc ít nhiều quan tâm. Tiếp tục đọc

TUYỆT PHẨM ĐIÊU KHẮC từ ”CHUỐI”

Những tác phẩm này không tồn tại được lâu vì chủ nhân của chúng sẽ ăn hết ngay khi vừa hoàn thành.

Ban ngày là một người thợ điện còn khi rảnh rỗi, Keisuke Yamada là một nghệ nhân điêu khắc… chuối. Sau khi những bức hình đầu tiên về tác phẩm của mình được cộng đồng mạng tung hô trên Pixiv, Yamada đã tiếp tục công cuộc sáng tạo. Vì chuối hỏng rất nhanh nên Yamada chỉ có 1 giờ để hoàn thiện tác phẩm, chụp ảnh sau đó là… ăn luôn.
15 tuyệt phẩm điêu khắc từ... chuối 1
Darth Vader trong Star Wars Tiếp tục đọc

ĐÊM TRĂNG – truyện ngắn

DEM TRANG

Người ta phát hiện ra ca sĩ Thu hằng trốn đi từ sau bữa cơm chiều. Hồi còn mặt trời, anh em đi làm cỏ đậu về đã không thấy Hằng rồi. Đến bữa ăn, cô lại vắng mặt. B tưởng sinh nghi, tìm khắp nơi.

Đội bảo vệ trường do đồng chí Bảy Lãnh chỉ huy, xách súng bơi qua sông. Đội gồm ba người.

Một: Tư Hào, trước làm đội trưởng đội bảo vệ, hễ khi học viên trốn đi mà bắt được là anh ta đánh. Chuyện ấy đến tai ban giám hiệu trường. Tư Hào bị cách chức, Bảy Lãnh lên thay. Bảy Lãnh “chánh trị” hơn, điềm đạm, có tình có lý hơn. Nhưng cũng rất cứng rắn.

Hai: Minh Vồ, một tay du đãng chán đời đi làm găng tơ đường sắt. Nghề của anh ta có liên quan đến bộ bài ba lá và con dao găm. Minh Vồ một thời làm mưa làm gió suốt tuyến đường từ ga Long Khánh về tới Sài Gòn bất kể lực lượng an ninh trật tự trên tàu. Nửa năm cải tạo, anh ta “chuyển biến tốt” và được bổ sung vào đội bảo vệ của trường. Tiếp tục đọc

Bạn có dám tỏ tình như thế không?

TO TINH

Chuyện xưa nhất trên trái đất có lẽ là chuyện tình. Và các chàng trai, các cô gái từ hàng chục thế kỷ qua đã nghĩ ra được nhiều cách tỏ tình. Từ cách xách cây đàn ghi-ta, nửa đêm đứng dưới khung cửa sổ nhà người đẹp, đến việc cho máy bay rải xuống sân nhà nàng một cơn mưa hoa hồng, hoặc như ông hoàng Ali Khan mua nước hoa đổ đầy bể bơi cho nàng Rita Hayworth tắm… Tiếp tục đọc

Albert Camus KẺ XA LẠ phần Hai – chương 03

Tiểu thuyết 1942 , Nobel  1957. Nguyễn Trần Sâm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp L’ETRANGER 

03Có thể nói mùa hè thứ hai đã đến thay thế cho mùa hè thứ nhất quá nhanh. Tôi biết rằng với những đợt nóng đầu mùa, một cái gì đó mới mẻ sẽ đến với tôi. Vụ án của tôi được xét xử trong phiên tòa cuối cùng của tòa đại hình, và phiên tòa này sẽ kết thúc vào tháng sáu. Việc tranh tụng sẽ công khai, trong khi ngoài trời ngập tràn ánh nắng. Luật sư của tôi đoan chắc rằng việc xét xử sẽ kéo dài không quá vài ba ngày. “Hơn nữa – ông ta nói thêm – tòa án sẽ phải khẩn trương, vì vụ việc của anh không phải vụ nghiêm trọng nhất. Còn một vụ giết cha mẹ sẽ được xử ngay sau đó.” Vào lúc bảy rưỡi sáng, người ta đến tìm tôi và chiếc xe của nhà lao đưa tôi đến phòng xét xử. Hai cảnh sát viên đưa tôi vào một phòng hẹp và tối. Chúng tôi ngồi chờ gần một cánh cửa mà phía bên kia có tiếng người nói, tiếng gọi nhau, tiếng động của ghế ngồi và sự náo động làm tôi nghĩ đến những cuộc lễ lạt của khu phố, trong đó, sau phần ca nhạc, người ta dọn ghế đi để khiêu vũ. Hai cảnh sát viên bảo tôi là phải chờ và một trong hai người mời tôi hút thuốc nhưng tôi từ chối. Một lát sau anh ta hỏi tôi có lo không; tôi bảo không. Thậm chí, ở mức độ nào đó, tôi thấy thích xem tiến trình xét xử. Trong đời, tôi chưa có dịp nào. “Phải – viên cảnh sát kia nói – nhưng kết thúc sẽ mệt đấy.” Tiếp tục đọc

ĐÀN ÔNG LÀM ĐIỆU

HANH PHUC TRONG CHIEC LATất nhiên là đàn ông cũng làm điệu nhưng họ không lộ liễu, không khoa trương như đàn bà. Ðàn ông họ làm điệu ”khôn“ và ”mánh“ hơn đàn bà nhiều. Những người đàn ông thuộc loại ”mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao“ đi giày, thắt cà vạt, xức nước hoa… là hình ảnh thường ngày, tuy có chút đỏm dáng đấy nhưng không có gì đáng nói. Cái đáng nói trong cách làm điệu của đàn ông nằm ở chỗ khác:

QUẦN ÁO

Nếu bạn vào một quán cà phê, thấy có một người đàn ông mặt mày trầm tư, tóc biếng chải, áo nhàu nát, quần sờn rách, mũ bẩn thỉu, thì đích thực đó là các bậc văn nhân nghệ sĩ. Bạn đừng vội kết luận rằng họ là những người không thèm quan tâm đến nhan sắc của mình. Kiểu ăn mặc ấy là mô-đen của họ đấy. Họ tự hào về sự nhếch nhác ấy, cũng giống như các bà tự hào về bộ đầm lộng lẫy giá bạc triệu của mình. Tiếp tục đọc

Albert Camus KẺ XA LẠ phần Hai – chương 01+02

01Ngay sau khi bắt tôi, người ta đã nhiều lần thẩm vấn tôi. Toàn là những câu lục vấn về nhân thân, và mỗi lần hỏi đều diễn ra không lâu. Lần đầu tiên ở bốt cảnh sát, vụ việc của tôi có vẻ làm họ ít quan tâm. Tám ngày sau thì ngược lại, quan dự thẩm đến và nhìn tôi với vẻ đầy nghi vấn. Nhưng ban đầu ông ta chỉ hỏi tên và địa chỉ, nghề nghiệp, ngày và nơi sinh của tôi. Rồi ông ta hỏi tôi có muốn có luật sư hay không. Tôi bảo là không, và hỏi ông ta có thật cần thiết phải có luật sư không. “Sao lại thế?” ông ta hỏi lại. Tôi trả lời rằng vụ việc của tôi quá đơn giản. Ông ta mỉm cười nói: “Đó là ý kiến anh. Nhưng còn có luật. Nếu anh không tự chọn luật sư thì chúng tôi sẽ chỉ định người trong đoàn luật sư.” Tôi thấy tiện nhất là để tòa thực hiện những thủ tục đó. Tôi nói với ông ta như thế. Ông ta nhìn tôi rồi nói luật đã được xây dựng một cách hoàn hảo. Tuy vậy, tôi không coi việc đó là hệ trọng.

Lúc đó, viên dự thẩm đang tiếp tôi trong góc phòng có buông rèm, ở đó chỉ có một bóng đèn và nó chiếu lên chiếc ghế bành mà ông ta bảo tôi ngồi ở đó, còn chính ông ta thì ngồi trong khoảng tối. Tôi đã đọc trong sách thấy người ta tả cảnh thẩm vấn như thế và coi nó như trò đùa. Tuy nhiên, sau câu chuyện thì tôi nhìn ông ta và thấy ông ta có nét mặt tinh tế, đôi mắt xanh rất sâu, dáng cao lớn, hàng ria mép dài màu xám và mái tóc bạc gần trắng để xõa. Tôi thấy ông ta rất có lý, và nói chung là đáng mến, mặc dù mép thỉnh thoảng giật nhẹ. Khi ra khỏi phòng, tôi thậm chí còn suýt chìa tay cho ông ta, nhưng rồi nhớ ra tôi là kẻ giết người. Tiếp tục đọc

Giải Nobel văn học năm 2013

Alice Munro

Alice Munro

ALICE MUNRO, một nhà văn Canada nổi tiếng nhờ truyện ngắn, được trao giải Nobel Văn học hôm thứ Năm.
Bà là người Canada đầu tiên được giải thưởng 1.2 triệu đôla, từ khi Saul Bellow, người rời Canada sang Mỹ khi còn bé, được giải năm 1976.
Bà được xem là một Chekhov hiện đại và gây bất ngờ khi được Nobel, vì hầu hết các tác phẩm của bà đều là truyện ngắn.
“Tôi biết mình có trong danh sách ứng viên, nhưng chẳng bao giờ nghĩ sẽ thắng,” nhà văn 82 tuổi nói qua điện thoại với Canadian Press.
Viện Hàn lâm Thụy Điển gọi bà là “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”
Đây là lần thứ 13 có một phụ nữ được giải Nobel trong lịch sử 112 năm của giải.
Truyện của Munro thường nêu bật khác biệt giữa tuổi trẻ của bà ở Wingham, một thị trấn bảo thủ phía tây Toronto, và cuộc cách mạng xã hội thập niên 1960. Tiếp tục đọc

ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG – Sơn Nam

VIETXóm Tà Lốc nằm trơ vơ gần khu rừng tràm, trên khoảng đất hoang dài gần năm chục cây số ngàn, giữa chợ Rạch Giá và Hà Tiên, theo vịnh Xiêm La .

Thời Pháp thuộc, dân chúng xóm ấy sống biệt lập: bắt cá, đốn củi đủ ăn ngày nào hay ngày ấy . Nếu cần mua sắm vài vật dụng cần thiết, họ ngồi tại nhà mà chờ đợi một chú Huê kiều . Chú ta quảy gánh gióng, bán nào kim chỉ, lưỡi búa, đường thẻ, thuốc rê . Đặc biệt nhứt là loại kéo tàu, rèn tại chợ Rạch Giá . Ai không tin thì cứ mua thử một cây kéo đó, để dành trong rổ may . Kéo sống dai hơn kiếp người, và từ thưở cô gái mới về nhà chồng, cho tới khi có con có cháu, chết vô hòm mà kéo vẫn chưa lụt — nếu cây kéo đó không bị đánh mất .

Cách vài ngày, chú Huê kiều đi qua xóm một lần . Tuy chú ta bán hàng với giá đập đổ, dân trong xóm Tà Lốc chẳng ai than phiền . Thưở ấy, đường giao thông dường như không có . Chú ta đi bộ suốt hai mươi cây số, qua vùng đất phèn đầy muỗi mòng rắn rít và đầy kẻ lương thiện — những kẻ lương thiện nhưng nổi máu bất lương từng chập . Lắm khi, chú Huê kiều bị gãy gánh giữa đường thương mãi: hàng hóa và tài sản bị tịch thâu, thân xác chú ta còn chịu thêm trận đòn nhừ tử, kêu trời thì không thấu, kêu làng lính ở tận đâu đâu . Thà là nhịn nhục để ngày mai tiếp tục hành nghề . Dân trong xóm lần hồi thương mến chú Huê kiều . Khi đi qua xóm, chú ta rao hàng nghe lơ lớ, não ruột: Tiếp tục đọc