ĐƯỜNG ÂM HỒN – Chinua Achebe

AFRICALời giới thiệu:

Chinua Achebe thường xuất hiện trong các tuyển tập truyện ngắn thế giới bằng tiếng Anh. Ông sinh tại Nigeria, 1930, thuộc bộ lạc Ibo ở miền Nam Nigeria. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm việc trong ngành phát thanh, rồi làm nhân viên cho bộ thông tin trong thời gian chiến tranh. Achebe định cư tại Hoa Kỳ và giảng dạy tại trường đại học Massachusetts.
 
Ông đã xuất bản hơn 20 cuốn sách, trong số đó, được biết nhiều nhất là những cuốn tiểu thuyết: Things Fall Apart(Mọi thứ đều tan vỡ), 1958; No Longer At Ease (Không còn dễ chịu nữa), 1960; Arrow of God (Mũi tên của Thượng đế), 1964; Man of People (Người của nhân dân), 1966; các tập truyện ngắn: Sacrificial Egg (Cái trứng hi sinh), 1962; Girls at War (Những cô gái trong chiến tranh), 1972; các tập thơ: Christmas in Biafra (Mùa giáng sinh ở Biafra); các tập tiểu luận: Hope and Impediments (Hi vọng và trở ngại), 1989, Lưu vong và Quê nhà (Home and Exile), 2000), v.v…
 
Thường viết về châu Phi, Achebe gửi gắm trong tác phẩm của mình niềm ước vọng về những đổi thay tốt đẹp cho người dân và đất nước nơi ông sinh ra.
 
Truyện ngắn sau đây mô tả sự xung đột giữa tham vọng cá nhân, thói hãnh tiến ích kỉ và các giá trị dân gian, nhưng đằng sau là sự xung đột có tính sâu xa giữa phát triển và văn hóa. Nó là ẩn dụ về sự phá huỷ môi trường thiên nhiên và môi trường tinh thần, vốn là một quan tâm thường xuyên của Achebe.
 
Nguyễn Đức Tùng
(dịch và giới thiệu)

 

 

achebeĐƯỜNG ÂM HỒN

Niềm hi vọng của Michael Obi được thoả mãn sớm hơn là anh tưởng. Anh được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường trung tâm Ndume vào tháng giêng 1949. Đó là một trường học khá hủ lậu, vì vậy uỷ ban giáo dục quyết định chọn một người trẻ và đầy năng lực đến đó. Obi nhận lãnh trách nhiệm với sự hào hứng. Anh có những ý tưởng tuyệt vời và đây là cơ hội để đem chúng ra thi thố. Anh đã qua một chương trình giáo dục trung học đàng hoàng, đến nơi đến chốn, nhờ đó mà anh được xếp vào loại các thầy giáo giỏi trong hồ sơ của sở học chính, làm anh nổi bật lên giữa những vị hiệu trưởng khác trong khu vực. Anh thường nói thẳng ý mình và chỉ trích những quan điểm hẹp hòi của những người lớn tuổi hơn và thường là có học vấn kém hơn anh.

Tiếp tục đọc

NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG Graham Greene Chương 05-06-07

ANHChương 5

Anh ta không thèm khát được ở vào chỗ Grand. Anh ta than vãn rằng có những cái tốt đẹp – sắc đẹp và duyên dáng chắc chắn là những cái tốt đẹp – đã bị chà đạp đầy đọa. Pyle trông thấy điều đau khổ khi những điều đau khổ đó chọc vào mắt anh (Đó không phải là một lời mỉa mai: xét cho kỹ, nhiều người trong chúng ta cũng không trông thấy đâu).

– Về quán Sale thôi – tôi nói – Phượng đang chờ.

– Xin lỗi – anh ta nói – tôi quên phắt đi đấy. Đáng lẽ, anh không được xa cô ta.

– Có phải cô ấy gặp nhiều nguy hiểm đâu.

– Tôi tính đi hộ vệ cho Grand… (Anh ta lại bị chìm đắm trong những ý nghĩ của mình, những lúc bước qua cửa tiệm Sale, anh ta vẫn nói thêm như là nạn nhân của một sự khốn quẫn hắc ám). Tôi quên rằng còn có bao nhiêu người…

Tiếp tục đọc