NGUYỄN NGỌC TƯ

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

NGUYEN NGOC TUPhn 1

Con kinh nh nm vt qua mt cánh đng rng. Và khi chúng tôi quyết đnh dng li, mùa hn hung hãn dường như cũng gom hết nng đ xung nơi này. Nhng cây lúa chết non trên đng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rng, nm vào bàn tay là nát vn. Cha tôi tháo cái khung tre chn dưới sàn ghe, by vt lúc nhúc chen ra, cung quýt, nháo nhào quy ngp xung mt nước váng phèn. Mt lp phèn mi, vàng sm quánh li trên b lông ca nhng con vt đói, nhp nháp bám trên vai Đin khi nó trm mình bơi đi cm cc, giăng lưới rào by vt li. Tôi bưng cái cà ràng lên b, nhóm ci.

Ri ngn la hoi hót th dưới ni cơm đã lên tim, người đàn bà vn còn nm trên ghe. Ngay c ý đnh ngi dy cũng xao xác tan mau dưới nhng tiếng rên dài. Môi ch sưng vu ra, xanh dn. Và tay, và chân, và dưới cái áo mà tôi đã đp cho là mt cái áo khác đã b xé t tơi phơi nhng mng tht người ta cu nhéo tím ngt.

Và nhng chân tóc trên đu ch cũng đang t máu. Người ta đã lòn tay, ngoay chúng đ kéo ch lê lết hết mt quãng đường xóm, trước khi dng chân mt chút nhà máy chà go. H ging ném, h quăng qut ch trên cái nn vương vãi tru. Vai n chính, mt người đàn bà xc xếch đã lc ging, đôi lúc l đi vì ghen tuông và kit sc. Nhưng đám đông ro rc chung quanh đã vc tinh thn ch ta dy, h dùng chân đá vói vào cái thân xác t tơi kia bng v hn hc, h hê, quên pht v lúa tht bát cháy khô trên đng, quên ni lo đói no gia mùa giáp ht. Cuc vui hn s dài, nếu như không có mt ý tưởng mi ny ra trong cơn phn khích. H dùng dao phay cht mái tóc dày kia, dc dc, hì hc như pht mt nm c cng và khô. Khi đuôi tóc dt lìa, được t do, ch vùng dy, lao nhanh xung ghe chúng tôi như mt tiếng thét, lăn qua chân tôi, đến ch cha, làm đ nhng bao tru cha va mi xếp.

Tiếp tục đọc

ĐẶNG THÙY TRÂM

NHẬT KÝ

DANG THUY TRAM 02Lời nói đầu

Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942, trong một gia đình trí thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm – Nguyên giảng viên trường Đại học Dược khoa Hà Nội.

Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thuỳ Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh.

Chị được kết nạp Đảng ngày 27 tháng 9 năm 1968.

Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng lúc mới chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.

Hài cốt của chị được đồng bào địa phương an táng tại nơi chị ngã xuống và luôn hương khói. Sau giải phóng, chị được gia đình và đồng đội đưa về nghĩa trang Liệt sĩ xả Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa chị về yên nghĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Tiếp tục đọc

NHÃ CA

DẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ

KHAN SO CHO HUEChương 1: Những giờ đầu tiên

Không biết tiếng súng đầu tiên nổ vào giờ khắc nào? Giữa đêm, tôi đã choàng tỉnh dậy vì tiếng nổ xé toạc cả những giấc mơ vụn. 

Vừa kịp lăn xuống khỏi tấm phản gỗ, tai tôi đã ù đi vì những tiếng nổ ran bốn phía. Chuyện gì vậy? Không biết làm thế nào mà tôi lăn tròn từ phòng ngoài vào phòng trong. Bàn tay ai kéo tôi giúi vào giữa phòng. Tôi nằm đè lên da thịt ai non mát. Một tiếng kêu nhỏ tắc nghẽn vào âm thanh hỗn độn của súng đạn bên ngoài. Khi tôi kịp định tỉnh lại tâm thần thì đứa cháu nhỏ đã ngồi lên được, nằm gọn gàng trong lòng tôi. “Còn đứa mô nữa? Vô hết đi. Vô một chỗ.” Tiếng má tôi thì thào. Que diêm tắt phụt nhưng có ánh nến le lói từ phòng ngoài hắt vào. Ðứa em trai tôi trườn theo làn ánh sáng mỏng đó, nó ngồi áp vào bên má tôi. “Làm ơn tắt giùm ngọn nến ngoài bàn thờ đi, tắt luôn cả lư trầm nữa.” Ông anh lớn của tôi vội vã làm theo lời má tôi, rồi nhảy đại rất nhanh vào ngồi dồn cùng một đống. Lúc này tôi mới cảm thấy ngột ngạt đến muốn tắt thở vì hơi người, vì mùi trầm hương và mùi nến khét. 

Căn phòng quá chật, lại bị cái giường chiếm mất một nửa. Anh tôi phải lăn xuống gầm giường. Người này nằm gác lên người kia. Cái bô để dưới chân giường, thỉnh thoảng bị va chạm, vang những âm thanh rổn rảng càng khua động thêm nỗi sợ hãi của mọi người. 

Tiếp tục đọc

PHAN NHẬT NAM

MÙA HÈ ĐỎ LỬA   bút ký chiến tranh 

MUA HE DO LUA1.Mùa Hè đỏ lửa

Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku… Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trận mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi…

Mùa Hè, gió Lào miền Quảng Trị, Thừa Thiên thổi từng luồng, từng chập, đưa”con trốt” chạy lừng lững trên cánh đồng cát chói chang, những đồi hoa sim, hoa dủ dẻ rung rinh bốc khói dưới mặt trời hạ chí. Giòng nước sông Hương, sông Đào, sông Bồ, Mỹ Chánh, Thạch Hãn đục hơn, thẫm màu hơn, lăn tăn từng sợi sóng nhỏ len lỏi khó khăn qua kẽ đá, bãi cát, chầm chậm chảy về phía Tam Giang, cuốn trôi theo đám lá tre già khô úa.

Mùa Hè, những con đường thành nội Huế lốm đốm ánh trăng xuyên qua cành lá, cô gái chuyển tấm lưng sau lớp tóc dài dày kín, nâng khối tóc xôn xao lên khỏi chiếc gáy để cơn gió ngắn len qua hàng rào chè xanh thổi khô đi lớp mồ hôi rịn trên những lông tơ nõn.

Tiếp tục đọc

NGUYỄN KHẢI

ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT

NGUYEN KHAI1.

Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng. Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn. Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả. Năm chục năm sau, trở lại cái thị xã của tuổi mới trưởng thành, mà là trở về lần thứ ba (hai lần trước cách đây đã hơn hai chục năm) , cái mảnh đất thân thuộc đã hoá ra xa lạ. Đạp xe cả ngày chả gặp người quen nào, hoặc có gặp nhưng đã là hai ông già ở tuổi bảy mươi làm sao nhớ lại gương mặt của nhau cái thời mới mười tám đôi mươi. Lần về thứ hai vẫn còn ba người quen cũ, một người là Thuận, đại tá về hưu, một người là Tùng, trung đội phó, một người là Mễ, tiểu đội trưởng là những cấp chỉ huy đầu tiên của tôi trong cuộc sống quân ngũ.

Tiếp tục đọc

TÔ HOÀI

BA NGƯỜI KHÁC

NHA VAN TO HOAI1.

Các đội công tác vùng đồng bằng hạ lưu sông Hồng kéo về tổng kết đợt ở huyện lỵ, đông có đến cả nghìn con người. Suốt tháng triền miên nghe kể lể thành tích và những anh những chị rễ, chuỗi [1] ở xã lấy lên nay đã thành cán bộ đội vừa khóc vừa nói về cuộc đời bị đoạ đày xưa kia. 

Một việc, tôi nhớ mãi. Có một cố nông quê huyện Nga Sơn được lên cán bộ đội đã đi làm cải cách hai đợt. Anh kể lại đời anh, cả hội trường hàng nghìn người ai cũng ngậm ngùi, các chị khóc sướt mướt. Sổ tay tôi đặt trên mặt túi dết kê đầu gối mà không ghi được một chữ nào. Tôi đã nghe bao nhiêu chuyện kể khổ ở hội nghị, ở tổ rễ chuối, nhưng chưa khi nào nghe choáng váng ghê rợn đến thế. Ban ngày anh đi cày, tối tắm rửa sạch sẽ rồi vào giường cả đêm phải ngậm bòi thằng địa. Thằng địa bị bệnh tim la, mút đến nửa đêm cũng không hết được mủ tanh nhức óc. Cả hội trường ào ào đả đảo địa chủ… gian ác… đả đảo… Còn anh ấy nghẹn ngào nức lên không nói tiếp được nữa. 

Thế nào mà anh ấy bị lây cái máu dê của thằng địa đến tận giờ. Cơm hội nghị có thịt bò thịt lợn, lại chắm chép, đâm rửng mỡ, lúc nào cũng cuồng lên, đâm hủ hoá lung tung. Ngồi trước mặt cô nào cũng hau háu mắt nhìn cái đũng quần. Anh ấy phải kiểm điểm mấy trận tơi bời đau đớn. Rồi bị thải hồi trả về cơ quan huyện. Cả mấy chị cũng phải đuổi về xã. Tôi không quan tâm đến họ, mà chỉ nghĩ: thì ra cái máu chó của thằng chó kia truyền sang mày, gớm cái giống chó má chết tiệt. 

Tiếp tục đọc

DƯƠNG NGHIỄM MẬU

TUỔI NƯỚC ĐỘC

DUONG NGHIEM MAU dong hoChương 1

Trời trở rét làm nền trời co nhàu lại, mọi người đi đứng một cách nhẹ nhàng như con mèo khôn khéo lựa mình chui vào lần chăn trong đêm mùa lạnh. Chuyến xe điện đổ chuông rồi chạy khỏi trạm. Tôi bỏ tay trong túi quần ngó xe rồi vượt sang cửa nhà bưu điện. Tới bên thùng thư tôi thò tay vào trong bụng lấy phong thư ra, vuốt cho thẳng rồi bỏ vào khe hở, tôi ngó vào cho được yên tâm, phong thư đã lọt xuống dưới. Bây giờ đi đâu, tôi trở ra đứng vơ vẩn trước cửa ngó sang bên kia đường, bờ hồ buổi sớm vắng tanh, người bán lạc rang chưa có mặt bên chiếc ghế đá cạnh tháp Báo Thiên. Tôi nghĩ nên đi tìm một cái gì ăn. Hiền ở đâu chợt đến bên cạnh hỏi:

“Anh đi đâu mà ngẩn ngơ vậy?”

Tôi ngạc nhiên quay người nhìn nàng, chiếc áo lụa dài, chiếc áo len đen bó sát lấy mình:

“Anh đi bỏ thư cho ông chú, anh đang hỏi mình: đi đâu đây, còn em, mới sáng tinh mơ đã ở đây rồi, trời lạnh mà em dậy sớm vậy được”.

Tiếp tục đọc

NGUYỄN THÚY HẰNG

GIÓ

NGUYEN THUY HANGNgôi làng nằm chênh vênh giữa một khoảng đất lớn, nó không hẳn là cao nguyên, không hẳn là đồng bằng. Nhìn từ xa, ngôi làng trông giống cây nấm độc sần sùi, màu mè và to ụ nằm nghiêng nghiêng trên mảnh đất cong veo. Vì địa thế kỳ quặc mà ngôi làng cũng trải qua nhiều phen thay đổi lớn. 

Mới đầu, họ chỉ là một túm năm người đến đây, nhưng chỉ sau hai năm, tám đứa trẻ ra đời, nâng dân số lên thành mười ba người. Con số tăng nhanh cũng không lấy làm ngạc nhiên, vì khi ấy, Bố trong một đêm mưa gió quyết định giao phối với bốn người phụ nữ còn lại. Năm đầu họ đẻ ra bốn đứa nhóc. Năm thứ hai thêm bốn đứa nữa, chưa kể một trong số bốn người phụ nữ phải mang bầu đôi hai đứa, nhưng khi chị rặn ra thì chúng chỉ là hai nắm đất nâu, bé tẹo nằm trong bàn tay. Mọi người hãi quá bèn vùi hai nắm cát vào bếp lửa, chúng cháy xèo nhanh chóng và tỏa ra mùi giun đất nồng nặc. Nhưng hai tuần sau, tại chiếc giường đơn sơ làm bằng củi ghép lại, người phụ nữ ấy ngủ một giấc say chưa từng có, rồi chị mơ thấy ngôi làng trống không, chị vừa đi vừa khóc vì bụng đói cồn cào, thế rồi chị bốc cát mà ăn, ăn cho đến bụng no kềnh ra thì chị bắt đầu thấy đau bụng đi tiêu, nhịn thế nào cũng không được nên chị đành ngồi thụp sau gốc cây và rặn. Lúc ấy trời gần sáng và mọi người kinh hãi khi nghe tiếng trẻ con khóc từ chỗ chị nằm. Mọi người chạy đến thì thấy một đứa bé nằm ngo ngoe giữa lòng người mẹ. 
Tiếp tục đọc

SƠN NAM

HỒI KÝ:  Từ U Minh đến Cần Thơ

SON NAM blackCó những người nói tới nói lui có một chuyện,mãi đến khi người nghe lộ vẽ nhàm chán thì người nói vẩn nói ,vì là “vốn quí” của mình.Thấy trẻ con trèo lên cây me để hái trái thì quát tháo: “Tụi bây là lũ bất hiếu,rủi té gãy tay,lọi chân,cha mẹ tốn kém tiền thuốc men.”Rồi dạy miên man rằng trong các loại cây thì “ chùm ruột là thứ nhánh giòn nhất,dễ gãy.” Rồi cứ nói thêm rằng cây trứng cá một thời đã được mọi người ưa chuộng vì tăng trưởng nhanh ,nhiều lá để tạo bóng mát ,trái màu đỏ,trẻ con ưa thích nhưng coi chừng…rắn lục loại rắn con,vảy màu xanh dễ tiệp với màu lá cây lắm khi rình rập trẻ con ,rắn lục có nọc độc,nếu có chữa.

Có ai nghe thì nói ,lắm khi như nói một mình.Giới trẻ đứng giây lát rồi bỏ đi,gọi lão đó ăn nói nghe cũng hay nhưng dường như lẩm cẩm.Nhưng không nên cãi vã,lão ta rất tự ái,tự tôn.

Có ai nghe thì nói ,lắm khi như nói một mình.Giới trẻ đứng giây lát rồi bỏ đi,gọi lão đó ăn nói nghe cũng hay nhưng dường như lẩm cẩm.Nhưng không nên cãi vã,lảo ta rất tự ái, tự tôn.

Tiếp tục đọc

SƠN NAM

HƯƠNG RỪNG CÀ MAU

SON NAMHòn Cổ Tron

Ông Từ Thông ra hòn Cổ Tron cất chòi mà nương náu không biết từ bao nhiêu niên kỷ rồi. Tóc của ông lốm đốm bạc, khi thì thả dài xuống khỏi lưng quần. Khi thì bới thành búi to sau ót, gài lại bằng một cọng gai kim quít. Một bộ quần áo nghĩ cũng hơi dư mặc đối với ông! Nhiều khi năm ba tháng liên tiếp ông phơi lưng trần với nắng, bên mốy gốc săn đá cổ thụ, lá cành xơ xác vì những cơn gió triền miên của biển khơi. Khi trời nực thì có những khe suối trong veo đón mời. Ông cứ ung dung mà uống, mà tắm một cách tự nhiên, vô tình khuấy rối giấc mơ của đàn bướm trắng đang xao động bay lên chập chờn như muốn rời mấy nhánh mai hoằng lơ thơ cúi nghiêng mình chấm mí nước… Hôm nào vui cho bằng hôm mười bốn, hôm rằm! Ông Tư Thông ra sau rầy, đào lên củ khoai môn to lớn, đem luộc chín. Ngồi trên vồ cẩm thạch. ông chậm rãi ăn buổi chiều, thỉnh thoảng rứt từ miến khoai, thảy xuống nước. Loài cá nhỏ bu lại nhởn nhơ mỗi con khoe một vẻ riêng. Tận dưới đáy biển, loại sò, loại ốc, loại nhúm đáng há miệng, le lưỡi bò chậm chạp trên nền đá tím nổi gân vàng, trên nền đá vàng nỗi gân trắng. Hoàng hôn tràn tới chính là lúc cảnh vật dưới nước ngời lên, bóng mây phản chiếu lấp lánh như gấm. Ðêm về, trăng mọc. Nơi thủy cung rộn rịp nào kém chốn trần gian! Từng đợt rong chìm lững lờ mơn trớn, khoác thêm lớp xiêm lụa mỏng cho bầy cá hướng. Và muôn vì sao trên dải Ngân hà sa xuống đậu lấm tấm khắp nhánh san hô trắng bạc.

Tiếp tục đọc